Trung Quốc từ chối xin lỗi vì bức ảnh giả về lính Úc

Lijian Zhao

Nguồn hình ảnh, AFP

Chụp lại hình ảnh, Bức hình giả do phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên đăng tải đã gây ra một cuộc tranh cãi mới

Trung Quốc cáo buộc Úc đang cố gắng làm "lệch hướng sự chú ý của công chúng" khỏi các cáo buộc tội ác chiến tranh của binh sĩ nước này ở Afghanistan, sau khi Canberra bày tỏ sự phẫn nộ vì một dòng tweet "đáng kinh tởm".

Úc muốn Trung Quốc xin lỗi vì đã chia sẻ bức ảnh giả mạo về người lính Úc giết một đứa trẻ Afghanistan.

Hiện Bắc Kinh nói rằng Úc đang cố gắng "đổ lỗi cho Trung Quốc về việc làm xấu đi mối quan hệ song phương".

Quan hệ giữa hai nước đã lao thẳng xuống một mức thấp mới trong những ngày gần đây.

Dòng tweet đăng kèm bức ảnh giả là phản ứng trước một báo cáo kết tội hồi tháng trước về tội ác chiến tranh của Úc.

Lực lượng Quốc phòng Úc nói họ đã tìm thấy "thông tin đáng tin cậy" rằng 25 binh lính Úc có liên quan đến vụ sát hại 39 thường dân và tù nhân Afghanistan từ năm 2009 đến 2013.

Hôm thứ Hai, Trung Quốc tham gia vào việc lên án rộng rãi về phát hiện này - hiện đang được cảnh sát điều tra - nhưng bức ảnh được làm giả mà phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Triệu Lập Kiên chia sẻ đã gây ra sự giận dữ ở Canberra và vượt xa hơn nữa.

Thủ tướng Úc Scott Morrison nói rằng Bắc Kinh nên cảm thấy "cực kỳ xấu hổ" vì đã chia sẻ hình ảnh "kinh tởm" và ông yêu cầu lời xin lỗi.

Dòng tweet cũng đã thúc đẩy Jacinda Ardern, thủ tướng của nước láng giềng New Zealand, nêu lên quan ngại với Bắc Kinh.

Dòng tweet của Trung Quốc được bào chữa thế nào?

Phản pháo lại hôm thứ Ba, Đại sứ quán Trung Quốc tại Úc đã công kích những lời phê bình của ông Morrison và không đưa ra lời xin lỗi nào.

"Các cáo buộc được đưa ra chỉ đơn thuần nhằm phục vụ hai mục đích. Một là lệch hướng sự chú ý của công chúng ra khỏi những hành động hung ác kinh khủng của một số binh sĩ Úc. Hai là đổ lỗi cho Trung Quốc về việc làm xấu đi mối quan hệ song phương. Có thể đây là một nỗ lực khác nhằm khơi dậy chủ nghĩa dân tộc trong nước", tuyên bố viết.

"Lời khuyên của chúng tôi là phía Úc phải đối mặt với những tội ác mà binh sĩ Úc đã gây ra ở Afghanistan, bắt những kẻ thủ ác đã phải chịu trách nhiệm và mang công lý về cho các nạn nhân", tuyên bố nói thêm.

Quan hệ song phương giữa Trung Quốc và Úc đã trở nên cực kỳ căng thẳng trong năm nay sau khi Úc dẫn đầu cuộc kêu gọi điều tra về nguồn gốc của đại dịch Covid-19.

Cách đây vài tháng, hai phóng viên cuối cùng làm việc cho truyền thông Úc tại Trung Quốc đã được được điều đi khỏi nước này theo lời khuyên của các nhà ngoại giao.

Thêm vào đó, gần đây, hai học giả Úc đã bị cấm nhập cảnh vào Trung Quốc.

Đồng minh của Úc phản ứng như thế nào?

Thảo luận về những cáo buộc việc Bắc Kinh can thiệp vào các vấn đề của Úc vẫn tiếp diễn trong khi căng thẳng kinh tế gia tăng với các lệnh cấm vận các hoạt động kinh doanh và thuế quan do Trung Quốc áp đặt, bao gồm việc áp thuế 200% đối với rượu vang của Úc.

Hôm thứ Ba, Thủ tướng Ardern nói New Zealand đã ngay lập tức nêu quan ngại với chính quyền Trung Quốc.

"Đó là một bài đăng không có thật và tất nhiên điều đó khiến chúng tôi quan ngại. Vì vậy, đó là điều mà chúng tôi trực tiếp nêu lên, theo cách mà New Zealand hành xử khi có những lo ngại như vậy", bà nói với các phóng viên tại quốc hội ở thủ đô Wellington.

Thuế quan của Trung Quốc đã thúc đẩy một nhóm quốc tế gồm các nghị sĩ vận động mọi người mua rượu vang Úc trong tháng này.

Tổ chức Liên minh Nghị sĩ về vấn đề Trung Quốc này vừa tweet một video về các thành viên của nhóm đang kêu gọi mọi người uống "một hai chai" để bày tỏ tinh thần đoàn kết.

Bỏ qua Twitter tin, 1
Cho phép hiện nội dung từ Twitter?

Twitter. Chúng tôi cần sự đồng ý của quý vị trước khi bất kỳ nội dung nào được tải xuống, bởi việc này có thể đi kèm việc sử dụng cookies và các công nghệ khác. Quý vị có thể đọc chính sách cookie của Twitter trước khi đồng ý. Để xem nội dung này, hãy chọn 'chấp nhận và tiếp tục'.

Cuối Twitter tin, 1

1px transparent line