Aung San Suu Kyi ‘bảo vệ Myanmar trước tòa quốc tế’

Myanmar pro-democracy leader Aung San Suu Kyi gives a speech on voter education at the Hsiseng township in Shan state, Myanmar, 5 September 2015

Nguồn hình ảnh, Reuters

Chụp lại hình ảnh,

Aung San Suu Kyi

Cố vấn Nhà nước Myanmar, Aung San Suu Kyi, sẽ có mặt ở tòa án quốc tế tại The Hague, Hà Lan tuần sau, biện hộ cho Myanmar trong vụ kiện về tội diệt chủng.

Gambia, với sự ủng hộ của 57 nước trong Tổ chức Hợp tác Hồi giáo, nộp đơn kiện lên Tòa Công lý Quốc tế, cáo buộc Myanmar tội diệt chủng vì chiến dịch chống người Hồi giáo Rohingya.

Bà Aung San Suu Kyi đồng ý có mặt tại The Hague từ ngày 10/12 để "bảo vệ lợi ích quốc gia".

Người phát ngôn cho Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ, đảng của bà, nói bà "phải giải thích chuyện gì thật sự xảy ra ở bắc Rakhine".

Nhiều người ngạc nhiên vì quyết định của chính khách Myanmar.

Chụp lại video,

Vì sao người Rohingya tràn qua biên giới Bangladesh?

Tuy vậy, quyết định của bà nhận được sự ủng hộ của dân chúng Myanmar, ca ngợi bà đã không ngại thách thức để bảo vệ uy danh đất nước.

Năm 1991, bà Aung San Suu Kyi được giải Nobel Hòa bình.

Từ 1989 tới 2010, bà đã nhiều lần bị quản thúc vì kêu gọi dân chủ.

Myanmar State Counsellor Aung San Suu Kyi attends the opening session of the 31st ASEAN Summit in Manila, Philippines, November 13, 2017

Nguồn hình ảnh, Reuters

Chụp lại hình ảnh,

Aung San Suu Kyi

Tháng 11/2015, bà đưa đảng của mình đến chiến thắng trong cuộc bầu cử tự do đầu tiên sau 25 năm.

Sau khi trở thành nhà lãnh đạo gần như chính thức của Myanmar năm 2016, bà vẫn còn được Mỹ và Tây Âu ca ngợi khi đi thăm các nước.

Nhưng kể từ đó, khủng hoảng người Rohingya đã khiến chính phủ và các tổ chức nhân quyền phương Tây lên án Myanmar và bà.

Hơn 730.000 người Rohingya đã chạy sang Bangladesh từ tháng Tám 2017.

Các nhà điều tra Liên Hiệp Quốc tuyên bố cuộc bỏ chạy này là kết quả của một chiến dịch quân sự "có ý định diệt chủng".

Myanmar giận dữ bác bỏ kết luận này, nói rằng hoạt động của họ là phản ứng hợp pháp vì cuộc tấn công của dân quân người Rohingya làm chết 13 an ninh.

Những tuần gần đây ở Myanmar đã diễn ra nhiều cuộc tuần hành ủng hộ Cố vấn Nhà nước Myanmar, Aung San Suu Kyi, trước khi diễn ra phiên tòa ở Hà Lan.

Myanmar sẽ có bầu cử vào năm 2020.