Campuchia: Lãnh đạo đối lập Kem Sokha thôi bị quản thúc tại gia

Kem Sokha, leader of the CNRP, attends a meeting with party members in Kandal province, in 2017

Nguồn hình ảnh, Reuters

Chụp lại hình ảnh,

Kem Sokha vẫn bị cấm hoạt động chính trị

Lãnh đạo phe đối lập Campuchia Kem Sokha đã thôi bị quản thúc tại gia sau khi bị giam giữ hơn hai năm với tội danh phản quốc.

Tuy nhiên, các cáo buộc phản quốc không được dỡ bỏ, và ông vẫn bị cấm không được tham gia chính trị hoặc rời khỏi Campuchia.

Ông Sokha bị buộc tội âm mưu lật đổ Hun Sen, người nắm quyền lực trong hơn ba thập kỷ.

Đảng đối lập của ông đã bị đặt ra ngoài vòng pháp luật, trao cho chính phủ toàn quyền kiểm soát quốc hội Campuchia.

Đối tác chính trị của ông Sokha, Sam Rainsy - người cũng phải đối mặt với các cáo buộc trên diện rộng ở Campuchia - nói rằng ông bị cấm trở về sau thời gian lưu vong tự áp đặt tại Paris hôm thứ Bảy.

Tại sao Kem Sokha bị giam cầm?

Trước đó là đối thủ chính trị, hai ông Sokha và ông Rainsy đã thành lập Đảng Cứu hộ Quốc gia Campuchia (CNRP) vào năm 2012.

Trong cuộc tổng tuyển cử năm 2013, họ chỉ thua Đảng Nhân dân Campuchia cầm quyền có bảy ghế (giành được 55/123 ghế).

Kem Sokha, right, and Sam Rainsy hold a rally in 2013

Nguồn hình ảnh, Reuters

Chụp lại hình ảnh,

Kem Sokha, phải, và Sam Rainsy trong cuộc vận động tranh cử năm 2013

Vào tháng 9 năm 2017, cảnh sát vũ trang đã đột kích vào nhà của ông Sokha và ông bị buộc tội âm mưu một cuộc cách mạng do Mỹ hậu thuẫn.

Điều này dựa trên một video cũ, nơi ông Sokha được nhìn thấy nói với khán giả ở Úc rằng ông đã nhận được lời khuyên chính trị từ Mỹ.

Chính phủ của Hun Sen sau đó đặt phe đối lập ra ngoài vòng pháp luật, chiếm toàn bộ 125 ghế trong cuộc bầu cử năm 2018.

Tại sao Kem Sokha được thả?

Một phán quyết của tòa án trích dẫn mối quan tâm về sức khỏe của ông Sokha.

Trong một bài đăng trên Facebook, nhà lãnh đạo phe đối lập viết: "Là một người vô tội đã bị bỏ tù hai năm, tôi tiếp tục yêu cầu các cáo buộc chống lại tôi bị hủy bỏ".

Ông Rainsy, người đã sống lưu vong từ năm 2015, nói ông đã bị cấm đáp một chuyến bay từ Paris khi ông tìm cách trở lại Campuchia vào ngày 9 tháng 11.

Cuối cùng ông Rainsy đã đến Malaysia, nhưng không rõ liệu ông còn giữ kế hoạch trở lại Campuchia hay không.

Ông hoan nghênh quyết định ngưng quản thúc tại gia của đồng nghiệp, rằng đó là "một bước đi đúng hướng", nhưng nói với BBC rằng điều đó không đủ.

"Để cho cử chỉ tích cực đầu tiên của Hun Sen - được cho là vì do gia tăng áp lực quốc nội và thế giới - có ý nghĩa, tội danh 'phản quốc' lố bịch đối với Kem Sokha phải được bãi bỏ, do đó loại bỏ mọi hạn chế đối với quyền tự do của ông ấy.''

"Quan trọng hơn, việc bỏ tội danh này sẽ mở đường cho sự phục hồi của Đảng Cứu nguy Quốc gia Campuchia, đã bị giải tán vào năm 2017 chính xác trên cơ sở cáo buộc 'phản quốc' vô căn cứ này."

Hàng chục người ủng hộ phe đối lập ở Campuchia đã bị vây bắt trong những tuần gần đây trước dự trù là ông Rainsy sẽ trở lại, mà Hun Sen mô tả là để mưu toan một cuộc đảo chính.

Campuchia hiện đang chịu áp lực quốc tế, với Liên minh châu Âu đang xét việc thu hồi các điều khoản thương mại ưu đãi vì sự cai trị độc đoán của Hun Sen.