Ông Tập nói Myanmar và TQ là 'anh em cùng mẹ'

ASSK

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Bà Aung San Suu Kyi, lãnh đạo Myanmar cùng vợ chồng chủ tịch Tập Cận Bình tại đại lễ liên quan đến dự án Vành đai và Con đường ở Bắc Kinh tháng 5/2017

Chủ tịch Tập Cận Bình bắt đầu chuyến thăm hai ngày, từ 17/01/2020 sang liên bang Myanmar để mở rộng Vành đai và Con đường.

Dự kiến ông sẽ gặp bà Aung San Suu Kyi, lãnh đạo trên thực tế của chính phủ Myanmar để cùng dự lễ kỷ niệm 70 năm quan hệ hai nước.

Đây là lần đầu tiên từ 19 năm một chủ tịch Trung Quốc thăm Myanmar, mà tên gọi trước đây là Miến Điện.

Dự án xây đập Myitsone với đầu tư Trung Quốc, và cảng Kyaukphyu bên bờ Vịnh Bengal nằm trong nghị trình của chuyến thăm.

Trung Quốc coi cảng biển nước sâu này là một phần quan trọng của dự án Vành đai và Con đường tại châu Á, đưa hàng hóa từ Ấn Độ Dương vào thẳng vùng Tây Nam của TQ.

Nhưng Ấn Độ lại coi đây là dự án, cùng cảng Hambantota mà Sri Lanka cho Trung Quốc thuê 99 năm, là cách Bắc Kinh "khóa lại vòng vây với Dehli", theo trang India Times tuần này.

Myitsone

Nguồn hình ảnh, STR

Chụp lại hình ảnh,

Người Myanmar ở Malaysia biểu tình phản đối dự án đập Myitsone năm 2011. Từ đó đến nay đã có rất nhiều cuộc phản đối và chính phủ NLD của bà Aung San Suu Kyi từng cho tạm ngưng dự án này nhưng nay có vẻ họ sẽ làm theo sự đồng ý của TQ

Dự án thủy điện Myitsone trị giá trên 3 tỷ USD tiền đầu tư từ TQ bị phê phán nhiều tại Myanmar, nhưng sẽ được triển khai, và 90 điện từ đây sẽ chuyển về Trung Quốc.

Vấn đề người Rohingya

Trước khi bắt đầu chuyến thăm, Chủ tịch Tập đích thân viết bài đăng trên các báo Myanmar, "Viết ra Trang Mới trong quan hệ anh em cùng mẹ đã một Thiên niên kỷ".

Tựa đề bài báo dùng khái niệm "Pauk-Phaw Friendship" của tiếng Miến Điện, có nghĩa là "anh chị em cùng mẹ", để nói về hai quốc gia.

"Chúng ta cần đẩy mạnh hợp tác chiều sâu, hai bên cùng có lợi, trong các lĩnh vực như kết nối viễn thông, năng lượng, giao thông, nông nghiệp, tài chính và đời sống để đem lại thêm nhiều lợi ích cho nhân dân hai nước." ông Tập viết.

Các báo khu vực chú ý rằng ngoài các cuộc gặp với Ủy viên Nhà nước Aung San Suu Kyi, Tổng thống U Win Myint, ông Tập còn gặp tư lệnh quân đội Min Aung Hlaing.

Booklets bearing Aung San Suu Kyi's face in Myanmar afterher party swept to victory in November 2015's election

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Đảng NLD của bà Aung San Suu Kyi thắng cử hồi tháng 11/2015

Theo báo Ấn Độ, ông Hliang bị nêu tên trong phúc trình của Liên hiệp quốc về "các vụ đàn áp, giết chóc người Rohingya".

Năm ngoái, Bộ Tài chính Mỹ đưa ông Hliang vào danh sát bốn quan chức cao cấp Myanmar bị Hoa Kỳ chế tài vì "tội ác vi phạm nhân quyền".

Báo India Times cho rằng Trung Quốc ủng hộ Myanmar trong vấn đề người Rohingya.

Không chỉ có vậy, các dự án đầu tư của TQ ở Myanmar sẽ gồm cả một đặc khu kinh tế tại chính bang Rakhine, nơi xảy ra các vụ đàn áp người thiểu số Hồi giáo Rohingya.

Trung Quốc bị cho là có cách hành xử tương tự Myanmar vì đã giam cầm con số đông đảo người Hồi giáo Uyghur ở Tân Cương.

Trung Quốc hiện là nhà đầu tư nước ngoài thứ nhì, sau Singapore, ở Myanmar, nước thành viên ASEAN.

Chỉ trong 11 tháng đầu 2019, đầu tư từ TQ đạt con số 20 tỷ USD.

Xem thêm:

Chụp lại video,

Vì sao người Rohingya tràn qua biên giới Bangladesh?