Virus corona: Tại sao Ấn Độ mở cửa lại trong lúc số ca bị nhiễm tăng đột biến?

A rush of people and motorists in a marketplace area as shops start opening in the city under specific guidelines, on May 20, 2020 in Jammu, India

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh, Trong vòng một tuần kể từ khi mở cửa trở lại, số ca bị nhiễm tại Ấn Độ đã tăng đột biến

Ấn Độ đang nhào vào - thay vì nhích tới - việc trở lại cuộc sống bình thường, trong bối cảnh số người bị nhiễm Covid-19 tăng đột biến.

Phóng viên Aparna Alluri của BBC tìm hiểu lý do tại sao.

Hôm thứ Bảy, chính phủ Ấn Độ công bố kế hoạch chấm dứt phong tỏa toàn quốc bắt đầu vào ngày 25/3.

Điều này được dự kiến - các con đường và thậm chí cả bầu trời đã bận rộn trong suốt 10 ngày qua kể từ khi các hạn chế bắt đầu được giảm bớt, lần đầu tiên sau hai tháng. Nhiều doanh nghiệp và nơi làm việc đã mở cửa, xây dựng đã bắt đầu lại, chợ búa đông đúc và công viên đang đầy người. Chẳng mấy chốc, khách sạn, nhà hàng, trung tâm thương mại, nơi thờ cúng, trường học cũng sẽ mở cửa lại.

Nhưng đại dịch vẫn tiếp tục hoành hành. Khi Ấn Độ bắt đầu phong tỏa, họ báo cáo 519 trường hợp bị nhiễm được xác nhận và 10 tử vong. Bây giờ, số người bị nhiễm đã vượt qua 173.000, với 4.971 người chết. Đã có thêm gần 8.000 ca nhiễm mới chỉ riêng vào thứ Bảy - mới nhất trong một loạt các đột biến trong một ngày kỷ lục.

A worker cleans the mascot of fast-food company McDonald's for the reopening of the outlet in Hyderabad on May 20.

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh, Các chuỗi tiệm thức ăn nhanh như McDonald đã bắt đầu mở cửa lại ở một số vùng của Ấn Độ.

Vậy, tại sao lại vội vàng mở cửa trở lại?

Áp lực kinh tế từ việc phong tỏa

Gautam Menon, một giáo sư và nhà nghiên cứu về mô hình của các bệnh truyền nhiễm nói: "Chắc chắn đã đến lúc phải dỡ bỏ phong tỏa.

"Đến một mức nào đó, rất khó để duy trì việc phong tỏa đã diễn ra quá lâu - về kinh tế, xã hội và tâm lý."

Từ ngày đầu tiên, việc phong tỏa ở Ấn Độ đã gây ra nhiều khó khăn, đặc biệt vì rất nhiều người dân nước này phải kiếm tiền sinh nhai hàng ngày, hoặc gần như vậy. Khi kinh tế èo uột và thất nghiệp tăng, dự báo tăng trưởng của Ấn Độ giảm xuống mức thấp nhất trong 30 năm.

Raghuram Rajan, một nhà kinh tế và cựu thống đốc ngân hàng trung ương, cho biết cuối tháng Tư rằng đất nước cần phải nhanh chóng mở cửa, và bất kỳ sự phong tỏa nào nữa sẽ mang đến hậu quả "khốc liệt".

Ý kiến này được công ty tư vấn toàn cầu McKinsey chia sẻ. Bản báo cáo của McKinsey đầu tháng này cho biết kinh tế của Ấn Độ phải được "quản lý song song với các rủi ro nhiễm trùng dai dẳng".

Passengers maintaining social distance as they are on board in a DTC Bus after government eased lockdown restriction, at AIIMS on May 20, 2020 in New Delhi, India.

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh, Khi giới hạn được nới lỏng, dân Ấn Độ quen dần với bình thường mới

Tiến sĩ N Devadasan, một chuyên gia y tế công cộng nói:

"Mục đích ban đầu của việc phong tỏa là trì hoãn số ca nhiễm tăng đột biến để chúng tôi thiết lập các hệ thống và dịch vụ y tế có thể thích ứng để xử lý sự tăng đột biến này. Mục tiêu đó, ở một mức độ lớn, đã đạt được."

Trong hai tháng qua, Ấn Độ đã biến trường học và thậm chí các toa xe lửa thành trung tâm kiểm dịch, xây thêm và mở rộng các phòng săn sóc bệnh nhân Covid-19 trong bệnh viện, và đẩy mạnh xét nghiệm cũng như sản xuất thiết bị bảo hộ. Trong khi những thách thức nghiêm trọng vẫn còn và tình trạng thiếu hụt vẫn tồn tại, có sự đồng thuận là dường như chính phủ đã chuẩn bị tốt nhất có thể.

"Chúng tôi đã sử dụng thời gian phong tỏa để chuẩn bị. Bây giờ là lúc để vực dậy nền kinh tế", Bộ trưởng Delhi Arvind Kejriwal nói tuần trước.

Chụp lại video, Xe ôm 'giãn cách xã hội' ở Ấn Độ thời Covid-19

Cái may trong cái rủi

Trong nhiều tuần, số người bị nhiễm Covid-19 tương đối thấp của Ấn Độ khiến các chuyên gia khắp nơi ngạc nhiên. Mặc cho dân số đông đúc, nhiều bệnh tật, và không đủ bệnh viện công, Ấn Độ không có số người bị nhiễm và tử vong cao. Tỷ lệ xét nghiệm thấp giải thích số ca nhiễm nhưng không giải thích được mức tử vong.

Trên thực tế, nhiều bài báo quốc tế đã viết về tình hình đại dịch tại Ấn Độ không phải vì số người bị nhiễm, mà vì việc xử lý phong tỏa của họ - hàng triệu công nhân không chính thức, phần lớn là người nhập cư, bị mất việc trong một đêm. Sợ hãi và bất an, nhiều người đã tìm cách trở về nguyên quán, họ tuyệt vọng đến nỗi đã đi bộ, đạp xe hoặc tìm cách quá giang trên những quãng đường dài hàng trăm km.

Có lẽ sự lựa chọn - giữa một loại virus dường như chưa tàn phá và hậu quả nặng nề mà sự phong tỏa chắc chắn sẽ tạo ra - dường như là hiển nhiên với chính phủ.

Nhưng điều đó đang thay đổi nhanh chóng khi số ca nhiễm đang bùng lên. "Tôi ngờ rằng chúng ta sẽ tiếp tục thấy ngày càng có nhiều người nhiễm bệnh, nhưng họ hầu hết sẽ không có triệu chứng hoặc có triệu chứng nhẹ", tiến sĩ Devadasan nói.

Hy vọng - điều cũng đang khuyến khích chính phủ mở cửa lại - là hầu hết các ca nhiễm không được phát hiện của Ấn Độ không đủ nghiêm trọng để phải nhập viện. Và cho đến nay, ngoại trừ ở thành phố Mumbai, nhà thương không có tình trạng thiếu giường cho bệnh nhân.

Dữ liệu Covid-19 của Ấn Độ sơ sài và thưa thớt, nhưng nó cho thấy nước này đã không bị virus tấn công nặng nề như một số quốc gia khác.

Chính phủ, chẳng hạn, đã xem tỷ lệ tử vong của Ấn Độ là cái may trong cái rủi - ở mức gần 3%, một trong những mức thấp nhất trên thế giới.

Nhưng một số người không được thuyết phục bởi điều đó. Tiến sĩ Jacob John, một nhà virus học nổi tiếng, nói rằng Ấn Độ chưa bao giờ có, và vẫn chưa có, một hệ thống tốt để ghi nhận số tử vong - theo quan điểm của ông, chính phủ chắc chắn đang bỏ sót những trường hợp bị chết vì Covid-19 vì họ không có cách nào biết được mọi trường hợp.

A woman jogs at Lodhi Garden after the local government eased restrictions imposed as a preventive measure against the spread of the COVID-19 coronavirus in New Delhi on May 21, 2020.

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh, Người dân Ấn Độ đang bắt đầu sinh hoạt bình thường lại nhưng không rõ bao nhiêu trong số họ bị nhiễm mà không có triệu chứng

Và, ông nói, "những gì chúng ta phải nhắm đến là làm phẳng đường cong tử vong, chứ không nhất thiết là đường cong số người bị nhiễm".

Tiến sĩ Jacob John, giống như một số chuyên gia khác, cũng dự đoán đỉnh điểm sẽ xày ra vào tháng Bảy hoặc tháng Tám, và tin rằng Ấn Độ đang mở cửa trở lại rất nhanh vì "chính phủ nhận ra sự vô ích của việc phong tỏa không hữu hiệu như vậy".

Thay đổi chiến lược

Vậy thì, chính phủ có đang chuẩn bị cho một đợt phong tỏa khác khi đỉnh điểm đến?

Trong khi Tiến sĩ Menon tin rằng việc phong tỏa đã được thực hiện đúng lúc, ông nói rằng nó quá tập trung vào các trường hợp đến từ nước ngoài.

"Có một hy vọng là bằng cách kiểm soát điều đó, chúng ta có thể ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh, nhưng việc sàng lọc của chúng ta [tại các sân bay] hiệu quả như thế nào?"

Bây giờ, ông nói thêm, là lúc phải "phong tỏa địa phương".

Chính phủ liên bang đã để cho các tiểu bang tự quyết định sẽ gỡ bỏ phong tỏa ở đâu, như thế nào và ở mức độ nào vì sự lây lan của virus rất khác nhau trên khắp Ấn Độ.

Chỉ riêng Maharashtra đã có hơn 1/3 các ca bị nhiễm của toàn quốc. Thêm Tamil Nadu, Gujarat và Delhi, thì các ca nhiễm lên đến 67% tổng số quốc gia.

Nhưng ở các tiểu bang khác - như Bihar - số người bị nhiễm đã gia tăng mạnh mẽ khi người lao động nhập cư trở về nhà.

"Ban đầu, hầu hết các trường hợp bị nhiễm là ở các thành phố," Tiến sĩ Devadasan nói. "Nhưng chúng ta đã giữ công nhân nhập cư lại các thành phố và không cho phép họ về nhà. Bây giờ, đang cho họ về nhà, chúng ta đã tạo điều kiện vận chuyển virus từ khu vực thành thị đến khu vực nông thôn."

Trong khi chính phủ cho biết việc phong tỏa đã tránh được khoảng 300.000 trường hợp bị nhiễm, và cứu được khoảng 71.000 mạng người, không có dấu hiệu nào cho biết điều gì đang ở trước mặt.

Chỉ có một lời khuyên: Ngày chính phủ bắt đầu nới lỏng các hạn chế, ông Kjeriwal đã tweet, kêu gọi mọi người "có kỷ luật và tự cảnh giác với việc bị lây virus corona" vì đó là "trách nhiệm" của họ.

The famous Paranthe wali gali (bylane of fried bread) in Chandni Chowk, on August 20, 2014 in New Delhi, India.

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh, Giãn cách xã hội sẽ là thách thức lớn nhất của Ấn Độ sau khi dỡ bỏ phong tỏa

Bởi vì giải pháp thay thế - giới nghiêm và kiểm soát liên tục - không thể kéo dài.

"Tôi lo lắng nhiều hơn về hoàn cảnh của mọi người - họ không có xa xỉ để thực hành giãn cách xã hội", tiến sĩ Menon nói.

Họ không có xa xỉ này ở bất cứ đâu - không tại nhà mà đại gia đình ở chung hay những căn hộ một phòng chật cứng trong các khu ổ chuột, không tại các khu chợ đông đúc hay đường phố tấp nập, nơi chen lấn là điều đương nhiên thứ hai, cũng không tại các đền thờ, nhà thờ Hồi giáo, đám cưới hoặc đám rước tôn giáo.

Thông điệp áp đảo là virus sẽ còn ở đây và chúng ta phải học cách sống với nó - và cách duy nhất để làm điều đó, dường như, là để mọi người sống với nó.