Nga bị cáo buộc sử dụng tất cả mạng xã hội can thiệp bầu cử Mỹ 2016

YouTube, Tumblr, Pinterest, Instagram và Google

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh, Bản báo cáo cho hay YouTube, Tumblr, Pinterest, Instagram và Google+ bị ảnh hưởng từ sự can thiệp của Nga, bên cạnh Facebook and Twitter.

Nga bị cáo buộc sử dụng nhiều mạng xã hội can thiệp bầu cử Mỹ năm 2016, một báo cáo cho hay.

YouTube, Tumblr, Instagram, PayPal cũng như Facebook và Twitter được cho là những phương tiện được tận dụng cho các chiêu trò tuyên truyền.

Trong tuần này, Thượng viện Mỹ cũng sẽ công bố phúc trình này, chỉ ra quy mô và mức độ mà phía Nga đã cố gắng làm sai lệch thông tin nhằm can thiệp bầu cử.

Tác giả của bản báo cáo cũng chỉ trích "phản ứng muộn màng và không mang tích hợp tác" của các công ty công nghệ.

Phúc trình được đồng nghiên cứu và thực hiện bởi Đại học Oxford và công ty chuyên phân tích các trang mạng xã hội Graphika.

Đây là phân tích đầu tiên từ hàng triệu bài đăng trên các trang mạng xã hội do Twitter, Google và Facebook cung cấp cho Ủy ban Tình báo Thượng viện Mỹ.

Trong khi Facebook và Twitter trước đây đã tiết lộ có sự can thiệp của Nga trong bầu cử Mỹ, thì có rất ít thông tin về các trang mạng khác mà Nga sử dụng cho mục đích này.

Donald Trump

Nguồn hình ảnh, AFP

Chụp lại hình ảnh, Donald Trump đánh bại Hillary Clinton trong cuộc bầu cử Mỹ năm 2016

YouTube, Tumblr, PayPal và Google+ đều bị ảnh hưởng, theo nghiên cứu này.

Nga sử dụng những công nghệ từ tiếp thị kỹ thuật số (digital marketing) để nhắm đến nhiều đối tượng trên nhiều nền tảng khác nhau.

Ủy ban Tình báo Thượng viện Mỹ vẫn chưa chứng thực những phát hiện này mặc dù họ có kế hoạch công khai báo cáo này cùng với một báo cáo khác.

BBC đã đề nghị Đại sứ quán Nga tại Anh bình luận.

Bản báo cáo cho hay Nga tập trung đặc biệt vào phe bảo thủ với các bài đăng về quyền nhập cư, chủng tộc và quyền sử dụng súng.

Bên cạnh đó, cũng có những nỗ lực làm suy yếu đi sức mạnh cử tri của các công dân Mỹ gốc Phi, bằng cách truyền bá thông tin sai lệch về quá trình bầu cử.

"Điều rõ ràng là tất cả các thông điệp trên mạng xã hội đều hướng đến mục tiêu mang lại lợi ích cho Đảng Cộng hòa và cụ thể là Donald Trump," bản báo cáo cho hay.

"Ông Trump được nhắc đến nhiều nhất trong các chiến dịch nhắm vào phe bảo thủ và những cử tri cánh hữu. Các thông điệp đều khuyến khích các nhóm này ủng hộ cho chiến dịch của ông.

Một vài nhóm có thể thách thức ông Trump về sau được cung cấp những thông điệp nhằm gây nhầm lẫn, mất tập trung và cuối cùng ngăn cản các thành viên nhóm này bỏ phiếu."

Mặc dù dữ liệu các nhà nghiên cứu sử dụng được cung cấp bởi Facebook, Twitter và Google, những ho vẫn chỉ trích "phản hứng muộn màng và không mang tính phối hợp" tới từ những công ty này trong chiến dịch cố tình làm sai lệch thông tin từ phía Nga.

Xem thêm tin về Mỹ: