Sán lợn Bắc Ninh: Dân mất lòng tin và giới y tế phản ứng chậm

Vòng đời của sán lợn

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Vòng đời của sán lợn

Các ý kiến cho rằng vụ hơn 200 em học sinh trường mầm non Thanh Khương, Thuận Thành, Bắc Ninh có kết quả dương tính với sán lợn gần đây thể hiện sự "lúng túng trong việc trả lời thông tin và không minh bạch thông tin" của chính quyền.

Điều này làm cho sự hoang mang của phụ huynh ngày càng tăng.

Chính quyền mất lòng tin, giới y tế phản ứng chậm

Tham gia thảo luận Bàn tròn thứ Năm của BBC Tiếng Việt hôm 21/3 quanh vụ hơn 200 trẻ em mầm non thử dương tính với sán lợn, doanh nhân Lê Hoài Anh, hiện đang ở Úc, bình luận:

"Thông tin bắt nguồn từ việc xử l‎ý thông tin hoặc việc cố tình che đậy thông tin của một bộ phận cán bộ hoặc một số lãnh đạo địa phương làm cho sự việc càng trở lên trầm trọng."

"Đất nước mình đã có quá nhiều vấn đề làm cho người dân bị mất lòng tin rồi."

TS Lê Minh Hà, BS Phan Đình Hiệp và doanh nhân Lê Hoài Anh
Chụp lại hình ảnh,

Các khách mời của chương trình thảo luận của BBC về chủ đề bệnh sán dây lợn. Từ trái qua phải: TS Lê Minh Hà, BS Phan Đình Hiệp và doanh nhân Lê Hoài Anh

Cùng tham gia chương trình từ Melbourne, Úc, bác sỹ Phan Đình Hiệp nhận xét:

"Chính quyền Bắc Ninh cố tình chối quanh chối co đồng thời có những đe dọa những người định nói nữa cho nên làm cho người ta mất lòng tin."

"Nói đúng ra vấn đề này là sai lầm của truyền thông chứ không phải là cái gì kinh khủng lắm."

Về mặt chuyên môn, bác sỹ Hiệp cho rằng "phản ứng của đa số giới y tế là chậm."

"Không chỉ những phụ huynh mà mình tin rằng rất nhiều nhân viên y tế vào thời điểm đó cũng có kiến thức rất thấp về bệnh này."

Lý giải điều này, ông nói rằng: "Với tài liệu cách đây 10-20 năm, những người tốt nghiệp ra trường thì bộ môn đó thuộc bộ môn k‎ý sinh trùng và bài học về những vấn đề này rất là ít thành ra rất nhiều bác sĩ ra trường không hình dung được bệnh này là bệnh nào đâu."

Chính quyền Bắc Ninh cố tình chối quanh chối co làm cho người ta mất niềm tin

Nguồn hình ảnh, Bacninh.gov.vn

Chụp lại hình ảnh,

Chính quyền Bắc Ninh 'quanh co' chỉ làm người dân mất niềm tin

Xét nghiệm phải có sự đồng thuận giữa bệnh nhân và bác sỹ

Việc Bộ Y tế đề nghị UBND tỉnh Bắc Ninh chỉ đạo dừng việc lấy mẫu máu xét nghiệm Elisa để chẩn đoán sán dây lợn, theo bác sỹ Hiệp nó thể hiện "tư tưởng trung ương tập quyền, đấy không phải tư tưởng của y khoa".

Bởi vì, theo ông việc làm xét nghiệm là sự đồng thuận giữa bệnh nhân và bác sỹ.

Hệ thống y tế vận hành trơn tru là người dân phải được tư vấn các lợi ích, thiệt hại, tốn kém kinh tế và kết quả trả lời như thế nào khi đi thử máu.

Tuy vậy, ở Việt Nam lại không có văn hóa đó, bác sỹ Hiệp bình luận.

Chụp lại video,

An toàn thực phẩm là ưu tiên hàng đầu trong tiếp đón các phái đoàn APEC năm ngoái ở Việt Nam.

Do đó, ông cho rằng "việc cấm cũng không đúng và không cấm cũng không đúng."

Điều quan trọng là "hệ thống y tế phải đi theo hướng đó, tức là bệnh nhân khi được test [xét nghiệm] nào thì bác sĩ phải giải thích chứ không phải đến cái là làm. Và ngược lại bệnh nhân lo lắng đến không làm cũng sai luôn."

Làm sao để khôi phục lòng tin của dân?

Để lấy lại được lòng tin của người dân, bà Lê Hoài Anh cho rằng:

"Trước tiên người ta nghĩ là ăn thực phẩm bẩn thì phải chứng minh được ngay, còn nếu thực sự thực phẩm bẩn thì cũng phải đưa công ty cung cấp thực phẩm ra và những người trong trường mẫu giáo đó chế biến thực phẩm không hợp vệ sinh phải nhận lỗi với công luận và cha mẹ học sinh."

"Ăn chín, uống sôi, rửa tay trước khi ăn" là biện pháp phòng ngừa đầu tiên

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Nếu là thực phẩm bẩn thì chính quyền phải chứng minh được ngay

Lợn

Nguồn hình ảnh, Ryan Pyle

Chụp lại hình ảnh,

Điều kiện vệ sinh các chuồng trại cũng là một vấn đề nêu ra trong thảo luận của BBC News Tiếng Việt về vụ 'sán lợn'

"Những người phụ trách về y tế, giáo dục và thậm chí là bí thư hoặc chủ tịch tỉnh cũng phải lên tiếng rất công bằng về chuyện này để cho mọi người được hiểu.

Nếu người dân được giải thích không còn sự mập mờ nào nữa tôi nghĩ là người dân sẽ không còn phải lo ngại và đưa con đi thăm khám như thế nữa."

Xem toàn bộ video cuộc thảo luận trên FB của BBC News Tiếng Việt tại đây.