Trump đang quay lưng lại với châu Âu?

French President Emmanuel Macron, German Chancellor Angela Merkel and US President Donald Trump

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Donald Trump va chạm với các lãnh đạo châu Âu như Emmanuel Macron và Angela Merkel

Với tình trạng ngoại giao dần đi xuống giữa EU và Washington, mối quan hệ xuyên đại dương của hai bên đã thay đổi ra sao dưới chính quyền Donald Trump?

Trong quá khứ, các tổng thống Hoa Kỳ dành những lời có cánh dành cho những người đồng cấp ở châu Âu.

Họ tới châu Âu, kêu gọi và tuyên truyền tự do ở bức tường Berlin,và hứa hẹn về một mối quan hệ song phương tốt đẹp đối với châu Âu sau khi tường Berlin sụp đổ. Tuy nhiên, những ngày đó có vẻ như đã kết thúc với Donald Trump ở Washington.

Bài diễn văn ''Ich bin ein Berliner'' bởi John F. Kennedy, lời thỉnh cầu do Ronald Reagan gửi đến Moscow năm 1987 ''Ngài Gorbachev, hãy gỡ bỏ bức tường Berlin!'', lời hứa về mối hợp tác song phương sau Chiến tranh Lạnh của George HW Bush và hy vọng thắt chặt quan hê với các đồng nghiệp ở bên kia dại dương của Obama, giờ chỉ là những tồn dư của quá khứ.

Từ các chuyến thăm châu Âu, các dòng tweet của Donald Trump, với nội dung luôn nhắc tới vấn đề thuế quan ở EU và chi phí của NATO, không khó để thấy Trump hiện coi châu Âu như một gánh nặng hơn là một đồng minh.

Chưa một tổng thống Hoa Kỳ nào dám nghĩ tới việc gọi EU là một ''kẻ thù'', như cách Tổng thống Trump đã làm trong một bài phỏng vấn về thương mại.

Trump supporters hold up signs that read "Make America First Again" during the Republican National Convention on July 20, 2016

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Với những câu hỏi chưa có giải đáp về trở ngại của Brexit ở châu Âu, các nhà lãnh đạo EU càng thêm đau đầu khi quan hệ đối với Washington vẫn chưa có nhiều tiến triển.

Trong phát biểu của mình vài tháng trước, Thủ tướng Đức Angela Merkel cho rằng, đã đến lúc châu Âu buộc phải quyết định số phận của chính mình.

Là thành viên của Hội đồng Đối ngoại Đức, Daniela Schwarzer nhận định: ''Với chính sách ''nước Mỹ đầu tiên'', Hoa Kỳ đã biến châu Âu và Đức trở thành một đối thủ cạnh tranh chiến lược, nếu không phải là một kẻ thù.''

Kể từ ngày tuyên thệ nhậm chức của Donald Trump từ hai năm trước - khi mà cụm từ '' nước Mỹ đầu tiên'' trở nên phổ - nhiều người đặt câu hỏi rằng Trump sẽ đi được bao xa. Phải chăng, thực tế và quyền lực trong tay sẽ khiến các chính sách của ông thay đổi? Có vẻ không.

Karen Donfried, cố vấn châu Âu của cưu Tổng thống Obama, nói rằng: ''Những người ủng hộ Donald Trump sẽ không quay lại được thời điểm của nước Mỹ trước Trump.''

''Chính quyền Trump, dù bốn hay tám năm nữa, đã và sẽ tiếp tục thay đổi vai trò Hoa Kỳ trên toàn cầu.''

Trump and Putin at summit.

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Thay đổi như thế nào? Hãy lấy ví dụ về khủng hoảng biên giới giữa Ukraine và Nga.

Kể từ khủng hoảng Crimea năm 2014, sự kiện mà chính quyên Obama cáo buộc Nga đã vi phạm các luật pháp quốc tế, hàng loạt các cuộc xung đột ở khu vực liên tiếp xảy ra, cho thấy Vladimir Putin không có ‎‎định làm dịu tình hình trong khu vực.

Tuy nhiên ở Washington, Donald Trump chưa có động thái phản ứng gì về chính sách bành trướng của Putin - điều mà các nước EU, đặc biệt là Ba Lan và Đức, đang lo ngại.

Thay vì thúc đẩy tập thể, Trump vẫn trung thành với lối đàm phán trực tiếp của mình, và cho rằng mối quan hệ của ông và Putin đã có nhiều tiến triển sau cuộc gặp gỡ của hai nhà lãnh đạo trong cuộc họp thượng đỉnh ở Helsinki vào tháng 7/2018.

Điều này dẫn tới sự hoài nghi từ Angela Merkel, khi bà cho rằng Nhà Trắng cần phải thông báo trước về cuộc họp với Tổng thống Nga với các đồng minh.

''Hoa Kỳ là đồng minh quan trọng nhất của chúng tôi, và chúng tôi cũng hiểu rằng Hoa Kỳ có những đóng góp như thế nào đối với quốc phòng và an ninh ở châu Âu.'' David McAllister, một đại biểu nghị viện châu Âu đại diện cho đảng Liên minh Dân chủ Kito giáo Đức, và đồng nghiệp thân thiết của Angele Merkel, cho biết.

''Tuy nhiên, giờ là lúc chúng tôi cần phải gia tăng vị thế của châu Âu trong khối NATO, vì dưới Tổng thống Trump - và có thể là dưới các tổng thống kế tiếp - Washington có vẻ dành ít sự quan tâm về việc can thiệp vào các vấn đề trong khu vực lân cận khi cần thiết.''

Ronald Reagan's famous speech calling on Mikhail Gorbachev to tear down the Berlin Wall in June 1987

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Ronald Reagan kêu gọi Mikhail Gorbachev xóa bỏ Tường Berlin năm 1987

Việc cải tổ trong NATO là cần thiết, tuy nhiên, nó gặp một trở ngại lớn: Angela Merkel, gương mặt nổi trội nhất trong khối EU, sẽ chính thức kết thúc nhiệm kỳ của mình trong năm 2021.

Vậy giải pháp đối với châu Âu là gì? Để đặt câu hỏi luôn dễ hơn tìm câu trả lời.

Có một điều ai cũng biết, là mặc cho tư tưởng và giá trị chung của hai bên, trên bàn đàm phán, châu Âu và Hoa Kỳ sẽ phải cải tiến mối quan hệ của họ trong một thời kỳ bất ổn chính trị như hiện nay.