Bắc Hàn lên án lệnh trừng phạt mới nhất của Mỹ

Mỹ, Bắc Hàn, trừng phạt

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh, Căng thẳng tại khu Phi quân sự DMZ tạm lắng trong khi đàm phán Mỹ-Bắc Hàn vẫn bị đình trệ

Bắc Hàn tố cáo các lệnh trừng phạt mới nhất của Mỹ, nói rằng việc này có thể "ngăn chặn việc phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên mãi mãi".

Washington cho biết đã đưa ra các biện pháp trừng phạt đối với ba quan chức hàng đầu của Bắc Hàn, sau khi một báo cáo cho thấy một loạt các vi phạm nhân quyền.

Một hội nghị thượng đỉnh lịch sử giữa các nhà lãnh đạo của hai quốc gia vào mùa hè này có vẻ đã chỉ ra con đường hướng tới mối quan hệ tốt hơn.

Đã có những gợi ý về hội nghị thượng đỉnh thứ hai giữa các nhà lãnh đạo giữa hai nước. Mặc dù Tổng thống Donald Trump chỉ ra rằng dù ông cởi mở với ý tưởng này nhưng ông không vội vàng.

Trong một tuyên bố, chính quyền Bắc Hàn bày tỏ "sốc và phẫn nộ" trước lệnh trừng phạt mới của Mỹ.

Tuyên bố của hãng thông tấn Triều Tiên KCNA cáo buộc bộ ngoại giao Hoa Kỳ đã " đưa ... quan hệ trở lại tình trạng của năm ngoái được đánh dấu bằng những lời qua tiếng lại nảy lửa".

Các biện pháp trừng phạt mới

Các biện pháp trừng phạt mới được đưa ra sau một báo cáo của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ về Bắc Hàn.

Hoa Kỳ tuyên bố sẽ tịch thu tài sản tại Mỹ của ông Choe Ryong-hae , cánh tay phải của ông Kim, và của hai người khác là bộ trưởng an ninh Jong Kyong-thaek và ông Pak Kwang-ho - Trưởng ban Tuyên giáo.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Robert Palladino cho biết: "Lạm dụng nhân quyền ở Bắc Hàn vẫn là một trong những điều tồi tệ nhất trên thế giới, bao gồm giết người, cưỡng bức, tra tấn, giam giữ tùy tiện kéo dài, cưỡng hiếp, phá thai cưỡng ép và lạm dụng tình dục."

Điều gì xảy ra kể từ Thượng đỉnh tại Singapore?

Mỹ, Bắc Hàn, trừng phạt

Nguồn hình ảnh, AFP

Chụp lại hình ảnh, Một hội nghị thượng đỉnh thứ hai đã được gợi ý nhưng chưa được 'đồng ý'

Tại hội nghị thượng đỉnh tháng Sáu tại Singapore, hai nhà lãnh đạo đã ký thỏa thuận hợp tác phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiêu.

Nhưng thỏa thuận này không bao gồm lộ trình thời gian, chi tiết hoặc bất kỳ cơ chế nào để xác minh quy trình phi hạt nhân hóa.

Kể từ hội nghị thượng đỉnh này, đã có một số thành công, nhưng đáng chú ý nhất là trong quan hệ liên Triều.

Chỉ trong tuần này, lần đầu tiên, binh lính Bắc Hàn đã thực hiện một số cuộc 'đi vào lãnh thổ của nhau' một cách thân thiện lần đầu tiên kể từ khi hai quốc gia bị chia cắt, nhằm kiểm tra việc tháo dỡ các trạm gác trong Khu phi quân sự (DMZ).

Quan hệ Mỹ-Bắc Hàn thì bị đình trệ hơn.

Các cuộc đàm phán giữa Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo và Ngoại trưởng Bắc Hàn Kim Yong-chol bị hủy bỏ đột ngột vào tháng 11 và chưa có kế hoạch được khởi động lại.

Mối quan hệ cá nhân giữa các nhà lãnh đạo dường như tương đối không bị ảnh hưởng, nhưng ở một mức độ nào đó, khó đoán trước.

Vào tháng Chín, ông Trump đã ca ngợi một bức thư "rất ấm áp" của ông Kim về một hội nghị thượng đỉnh tiếp theo.

Nhưng, như nhà báo Laura Bicker của BBC tại Seoul chỉ ra, trở ngại không thể vượt qua vẫn còn - vũ khí hạt nhân của Bắc Hàn.

Mỹ kiên quyết không bao giờ cho phép một thỏa thuận chính thức chấm dứt chiến tranh Triều Tiên, cũng như sẽ không dỡ bỏ các lệnh trừng phạt kinh tế đối với Bắc Hàn, trong khi chính quyền của ông Kim đặt ra mối đe dọa hạt nhân.