Giám đốc Cathay Pacific từ chức, tỷ phú Hong Kong kêu gọi yêu thương

Cathay Pacific

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh, Chính quyền trung ương Trung Quốc đang phát động các chiến dịch tẩy chay nhắm vào nhiều doanh nghiệp được cho là ủng hộ biểu tình dân chủ ở Hong Kong, trong đó có hãng hàng không Cathay Pacific

Giám đốc của Cathay Pacific, Rupert Hogg từ chức sau khi hãng hàng không này bị dính vào các tranh cãi liên quan tới làn sóng biểu tình kéo dài hơn 10 tuần tại Hong Kong.

Trong lúc đó, tỷ phú Hong Kong Lý Gia Thành, một trong những người được xếp hạng giàu nhất thế giới, đăng quảng cáo kêu gọi yêu thương.

Ông Hogg cho biết ông chịu trách nhiệm vì đây là "những tuần thử thách" cho hãng hàng không.

Tuần trước, một số nhân viên của Cathay Pacific tham gia vào các cuộc biểu tình ở Hong Kong.

Dưới áp lực từ Trung Quốc, hãng hàng không có trụ sở tại Hong Kong đã sa thải những người này.

Danh tiếng và thương hiệu bị áp lực

Chủ tịch Hội đồng Quản trị của Cathay, John Slosar, nói: "Các sự kiện gần đây đã đặt ra câu hỏi về cam kết an toàn và an ninh của Cathay Pacific và tạo áp lực cho danh tiếng và thương hiệu của chúng tôi."

"Điều này thật đáng tiếc vì chúng tôi luôn đặt sự an toàn và an ninh lên ưu tiên hàng đầu. Do đó, chúng tôi nghĩ rằng đã đến lúc đưa một đội ngũ quản lý mới vào vị trí có thể đặt lại niềm tin và đưa hãng hàng không lên một tầm cao mới."

Rupert Hogg, Chief Operating Officer of Cathay Pacific Airways in Cathay City. 13DEC16

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh, Ông Rupert Hogg giữ chức giám đốc điều hành Cathay Pacific trong ba năm

Tuần trước, Cathay nói với nhân viên rằng công ty sẽ không ngăn họ tham gia các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ hiện đang xảy ra khắp nơi ở Hong Kong.

Tuy nhiên, hôm thứ Hai, ông Hogg cảnh báo nhân viên rằng họ có thể bị sa thải nếu "ủng hộ hoặc tham gia vào các cuộc biểu tình bất hợp pháp".

Cathay phải đối mặt với áp lực trực tuyến sau khi báo chí nhà nước Trung Quốc kêu gọi tẩy chay hãng hàng không này với hashtag #BoycottCathayPacific, được truyền đi khắp các phương tiện truyền thông xã hội Trung Quốc.

Cathay đã được lệnh của Cơ quan Quản lý Hàng không của Bắc Kinh ra lệnh đình chỉ bất kỳ nhân viên nào đã có hành vi bạo lực trong các cuộc biểu tình gần đây, nếu không sẽ không được phép bay vào và bay qua không phận Trung Quốc đại lục.

Hãng Cathay Pacific

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh, Hãng Cathay Pacific có trụ sở ở Hong Kong thuê mướn hàng chục nghìn nhân viên

Cơ quan quản lý hàng không của Bắc Kinh, Cục Hàng không Dân dụng Trung Quốc (CAAC) cũng yêu cầu Cathay nộp danh sách nhân viên làm việc trên các chuyến bay đến đất liền hoặc qua không phận của Trung Quốc.

Kêu gọi yêu thương

Trong một diễn tiến liên quan, tỷ phú Lý Gia Thành (Li Ka-shing), người giàu nhất Hong Kong, nói với BBC rằng ông nghĩ chính phủ đã nghe được những thông điệp từ những người biểu tình một cách "to và rõ ràng" và "đang vận hết trí não để tìm giải pháp".

Getty Images

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh, Tỷ phú Hong Kong Lý Gia Thành được đánh giá là một trong số những người giàu nhất thế giới với giá trị ròng khoảng 37 tỷ đô la Mỹ

Tuyên bố trên trùng khớp với một quảng cáo "khó hiểu" trên báo dưới tên của ông Lý, có cụm từ "dưa của Hoàng Đài không thể chịu đựng được nữa".

Thông điệp của tỷ phú Lý Gia Thành trong quảng cáo chiếm trang nhất các tờ báo lớn ở trung tâm tài chính châu Á khác rõ hơn, kêu gọi công chúng "chấm dứt cơn giận bằng tình yêu" và "chấm dứt bạo lực".

Các quảng cáo này không bày tỏ sự ủng hộ chính phủ Hong Kong hay Đặc khu Trưởng Carie Lam, mà chỉ nói về sáu tình yêu:

"Yêu Trung Quốc, yêu Hong Kong, yêu chính mình, yêu tự do, yêu sự đồng cảm, yêu luật pháp."

Tuy nhiên, theo Reuters, trong thông cáo báo chí do phát gửi đi sau đó, ông Lý Gia Thành được trích lời nói: "Ý định tốt nhất có thể mang đến kết quả tồi tệ nhất", và kêu gọi hãy "Ngừng cơn giận bằng tình yêu."

Việc giám đốc Cathay Pacific từ chức và kêu gọi yêu thương của tỷ phú Lý Gia Thành xảy ra trong lúc giới biểu tình vẫn đang chuẩn bị cho một cuộc tuần hành ôn hòa vào Chủ Nhật 18/8.

Vào cuối hôm thứ Sáu, người biểu tình vẫn chưa được nhận được thông báo "không phản đối" từ cảnh sát Hong Kong.

Cho đến này hơn 700 người biểu tình đã bị bắt giữ trong các cuộc đụng độ với cảnh sát.