Tổng thống Zimbabwe hoãn công du Davos do bạo lực tại quê nhà

Tổng thống Zimbabwe Emmerson Mnangagwa

Nguồn hình ảnh, JEKESAI NJIKIZANA/AFP/Getty Images

Chụp lại hình ảnh, Tổng thống Zimbabwe Emmerson Mnangagwa đã hủy chuyến công du tới châu Âu sau những cuộc biểu tình bạo lực đang diễn ra tại quê nhà.

Tổng thống Zimbabwe Emmerson Mnangagwa đã hủy chuyến công du tới châu Âu sau những cuộc biểu tình bạo lực đang diễn ra tại quê nhà.

Ông Mnangagwa dự kiến tham dự hội nghị thượng đỉnh Davos, nơi ông được kỳ vọng sẽ tìm thêm được những nguồn đầu tư mới cho Zimbabwe.

Các bộ trưởng của Zimbabwe cáo buộc đảng đối lập, Phong trào Thay đổi Dân chủ (MDC), đang lợi dụng việc tăng giá nhiên liệu như một cái cớ cho bạo lực.

Nhưng Đảng MDC lại cáo buộc chính quyền nước này về một cuộc đàn áp tàn bạo.

Biểu tình bắt đầu như thế nào?

Thông báo của ông Mnangagwa về việc tăng giá nhiên liệu một tuần trước đó đã dẫn tới các cuộc biểu tình tại thủ đô Harare và phía tây nam thành phố Bulawayo.

Ông Mnangagwa đã quay trở lại Harare vào tối muộn hôm thứ Hai (21/01/2019).

Ông lên án các cuộc biểu tình và nói rằng "Mọi người đều có quyền biểu tình, nhưng đây không phải là một cuộc biểu tình ôn hòa".

Ông cáo buộc những người biểu tình " bạo lực và mang tính phá hoại" và "cướp phá các đồn cảnh sát, trộm cắp súng và đồng phục".

Người dân Zimbabwe

Nguồn hình ảnh, Reuters

Chụp lại hình ảnh, Giá nhiên liệu gia tăng mang đến rất nhiều khó khăn cho cuộc sống của người dân Zimbabwe

Trước đó, lãnh đạo đảng MDC, ông Nelson Chamisa cho biết nhiều thành viên trong đảng này đã bị tạm giam bao gồm bốn nghị sĩ.

Ông này cáo buộc các lực lượng an ninh đã tấn công gia đình họ tại nhà riêng.

Đại hội Công đoàn Zimbabwe, nhóm kêu gọi các cuộc biểu tình, nói rằng nhà lãnh đạo Japhet Moyo cũng đã bị bắt giữ.

Ông Mnangagwa cho biết bất cứ hành vi bạo lực nào cũng sẽ bị điều tra và trừng phạt.

Ông George Charamba, phát ngôn viên của ông Mnangagwa, đưa ra cảnh báo vào hôm chủ Nhật (20/01/2019) rằng các hành động của lực lượng an ninh chỉ là 'bước khởi đầu cho những điều xảy ra sắp tới".

"Lãnh đạo đảng MDC đã liên tục đưa ra các thông điệp sẽ sử dụng bạo lực đường phố để lật ngược kết quả của những lá phiếu bầu cử năm ngoái," ông nói thêm.

Phe đối lập không chấp nhận phán quyết của tòa khi xác nhận Tổng thống Mnangagwa đã đánh bại ông Chamisa trong cuộc bầu cử tháng 8 năm ngoái.

Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) ở Davos

Nguồn hình ảnh, FABRICE COFFRINI

Chụp lại hình ảnh, Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) ở Davos tuần này sẽ vắng mặt một loạt lãnh đạo quốc tế vì họ đều đang phải đối phó với nhiều vấn đề nội bộ.

Phe đối lập nói gì?

Ông Chamisa nói với BBC rằng:

''Không có lí do nào để bào chữa cho việc các binh lính sử dụng súng ống, đạn dược, súng máy trên đường phố tấn công dân thường".

"Mọi người đã bị các lực lượng vũ trang tiếp cận tại nhà riêng.''

''Rồi họ bị đưa ra khỏi ra khỏi nhà cùng với gia đình ngay cả khi còn đang ngủ…nhiều người đã bị bắt giữ mà không có lí do rõ rang," ông cho biết

Chủ tịch MDC, bà Thabitha Khumalo cho biết bà đã phải lẩn trốn trong nhà sau khi cảnh sát và quân đội xuất hiện tại nhà riêng của bà vào ban đêm.

Zimbabwe hiện là quốc giá có giá nhiên liệu đắt nhất trên thế giới, theo GlobalPetrolPrices.com
Chụp lại hình ảnh, Zimbabwe hiện là quốc giá có giá nhiên liệu đắt nhất trên thế giới, theo GlobalPetrolPrices.com

Tại sao giá nhiên liệu tăng?

Việc tăng giá nhiên liệu nhằm mục đích giải quyết tình trạng thiếu thốn bị gây ra bởi sự gia tăng sử dụng nhiên liệu và các giao dịch bất hợp pháp diễn ra "tràn lan", Tổng thống Mnangagwa cho biết.

Nhưng nhiều người dân Zimbabwe cảm thấy mệt mỏi vì nhiều năm kinh tế khó khăn và đột nhiên nhận ra rằng họ thậm chí không thể đủ tiền mua vé xe buýt tới công sở.

Mức giá mới cũng đồng nghĩa Zimbabwe hiện là quốc giá có giá nhiên liệu đắt nhất trên thế giới, theo GlobalPetrolPrices.com.

Ông Mnangagwa gặp rất nhiều khó khăn trong việc khôi phục nền kinh tế đang bị lạm phát cao tại nước này trong khi mức lương cơ bản lại không có nhiều sự thay đổi.

Có thông tin vào thứ Hai (21/01) rằng Nam Phi đã từ chối lời đề nghị từ Zimbabwe cho khoản vay gấp 1,2 tỷ đô la (932 triệu bảng) vào tháng 12.

Chính phủc Zimbabwe đã hy vọng tiền mặt sẽ giúp ổn định nền kinh tế và giải quyết tình trạng thiếu nhiên liệu trong quốc gia này.

Xem thêm tin về Zimbabwe: