Lãnh đạo Twitter bị chỉ trích 'mũ ni che tai' về Myanmar

Twitter CEO Jack Dorsey

Nguồn hình ảnh, Reuters

Chụp lại hình ảnh, Jack Dorsey nói ông đã tới Myanmar để tập tiền hồi tháng trước

Giám đốc điều hành của Twitter bị chỉ trích gay gắt do đã cổ súy Myanmar như một địa điểm du lịch, bất chấp việc nơi này đang bị cáo buộc rộng khắp về việc lạm dụng nhân quyền.

Trong một loạt các tin đăng trên Twitter, Jack Dorsey nói ông đã tới miền bắc Myanmar hồi tháng trước để tập thiền.

"Người dân tràn đầy vui vẻ, thức ăn thì tuyệt vời," ông nói, và khuyến khích 4 triệu người theo dõi tài khoản của ông tới thăm quốc gia Đông Nam Á này.

Nhưng một số người nói ông đã phớt lờ tình trạng khốn khổ của cộng đồng Rohingya Hồi giáo thiểu số ở đây.

Hồi năm ngoái, quân đội Myanmar đã ra chiến dịch trấn áp đầy bạo lực sau khi các tay súng Rohingya tấn công một số đồn cảnh sát.

Hàng ngày người đã bị giết chết, và các tổ chức nhân quyền nói rằng quân đội đã thiêu đốt nhà cửa, đất đai, giết người và hãm hiếp bừa bãi.

"Viết những nội dung có tác dụng như quảng cáo du lịch miễn phí cho họ vào thời điểm này là thật đáng trách," một người dùng Twitter phản hồi trên các dòng tweet của ông Dorsey.

"Thật là mũ ni che tai...," một người khác viết.

"Đây thực sự là một lời khuyên cực kỳ vô trách nhiệm," một người khác bình luận. "Ông ta có đọc tin tức và để ý tới sự giận dữ ở ngay trên mạng xã hội của chính ông ta không vậy?"

Bỏ qua Twitter tin, 1
Cho phép hiện nội dung từ Twitter?

Twitter. Chúng tôi cần sự đồng ý của quý vị trước khi bất kỳ nội dung nào được tải xuống, bởi việc này có thể đi kèm việc sử dụng cookies và các công nghệ khác. Quý vị có thể đọc chính sách cookie của Twitter trước khi đồng ý. Để xem nội dung này, hãy chọn 'chấp nhận và tiếp tục'.

Cuối Twitter tin, 1

Presentational white space

Cuộc trấn áp của quân đội đã khiến hơn 700 ngàn người Rohingya phải bỏ chạy sang nước láng giềng Bangladesh, trong lúc nhà cửa của họ đều bị phá hủy.

Liên hiệp quốc đã mô tả chiến dịch này là một "ví dụ đưa vào sách giáo khoa về tình trạng thanh trừng sắc tộc", và nói các quan chức cao cấp của Myanmar cần phải bị điều tra, bị xét xử về tội diệt chủng.

Quân đội trước đó nói họ không làm gì sai trái và bác bỏ các cáo buộc của Liên hiệp quốc.

Mohammed Jamjoom, một phóng viên làm việc cho hãng Al Jazeera và là người đã phỏng vấn người tỵ nạn Rohingya nói rằng ông cảm thấy "không nghẹn lời" trước những dòng tweet của ông Dorsey.

Bỏ qua Twitter tin, 2
Cho phép hiện nội dung từ Twitter?

Twitter. Chúng tôi cần sự đồng ý của quý vị trước khi bất kỳ nội dung nào được tải xuống, bởi việc này có thể đi kèm việc sử dụng cookies và các công nghệ khác. Quý vị có thể đọc chính sách cookie của Twitter trước khi đồng ý. Để xem nội dung này, hãy chọn 'chấp nhận và tiếp tục'.

Cuối Twitter tin, 2

Presentational white space

Những người khác chỉ ra rằng các mạng xã hội, trong đó có Twitter của ông Dorsey, đã đóng vai trò trong cuộc khủng hoảng Rohingya.

Hồi tháng trước, Facebook nói họ đã đồng ý với nội dung một bản phúc trình theo đó nói Facebook đã thất bại trong việc không để cho mạng xã hội này bị sử dụng vào việc "xúi giục bạo lực ngoài đời" tại Myanmar.

"Mạng xã hội đang khuếch đại chuyện diệt chủng, trong lúc đó Jack Dorsey lại hãnh diện viết tweet về đợt thiền yên tĩnh của ông ấy," một dòng tweet viết.

"Trong lúc ông đang thiền ở Myanmar thì ông có nhận ra là ông sẽ chặn [chính phủ] nơi đó và những ủng hộ viên chính phủ sử dụng mạng xã hội của ông không?" một người dùng khác viết.

Bỏ qua Twitter tin, 3
Cho phép hiện nội dung từ Twitter?

Twitter. Chúng tôi cần sự đồng ý của quý vị trước khi bất kỳ nội dung nào được tải xuống, bởi việc này có thể đi kèm việc sử dụng cookies và các công nghệ khác. Quý vị có thể đọc chính sách cookie của Twitter trước khi đồng ý. Để xem nội dung này, hãy chọn 'chấp nhận và tiếp tục'.

Cuối Twitter tin, 3

Presentational white space

Ông Dorsey chưa có phải hồi gì trước các lời chỉ trích, nhưng trước đó ông nói sẽ theo dõi các nội dung hồi đáp đối với phần tweet mà ông đã đăng.