Quanh vụ chính quyền Duterte bắt nhà báo nổi tiếng Maria Ressa

Philippine journalist Maria Ressa (C) is surrounded by the press as she is escorted by a National Bureau Investigation (NBI) agent (L) at the NBI headquarters after her arrest in Manila on February 13, 2019.

Nguồn hình ảnh, TED ALJIBE

Chụp lại hình ảnh, Bà Maria Ressa (sinh năm 1963) bị nhân viên Cục Điều tra Quốc gia Philippines bắt giữ hôm 13/02 ở Manila

Hiện có lời kêu gọi biểu tình ủng hộ bà Maria Ressa, nhà báo nổi tiếng ở Philippines, bị bắt và tạm cho tại ngoại trong vụ 'phỉ báng'.

Hội Nhà báo Philippines (NUJ) kêu gọi tổ chức biểu tình vào ngày 15/02 này để phản đối vụ bắt bà Maria Ressa.

Được tạp chí TIME vinh danh là Nhân vật của năm 2018, cùng ba nhà báo khác, bà Maria Ressa bị bắt hôm 13/02 tại Manila.

Sau đó, sang hôm 14/02, bà được cho nộp tiền thế chân để tại ngoại chờ ra tòa.

Chính quyền Philippines đưa ra cáo buộc trong vụ 'phỉ báng trên mạng' nhắm vào bà, nhưng hiện Manila đang gặp nhiều chỉ trích quốc tế.

Các nhóm vận động, hội nhân quyền đều lên tiếng phản đối vụ bắt bà Maria Ressa, CEO của tập đoàn báo chí Rappler.

Tổ chức Ân xá Quốc tế (Amnesty International) nói chính phủ của ông Duterte dùng pháp luật để đe dọa giới làm báo.

Cựu bộ trưởng ngoại giao Hoa Kỳ, bà Madeleine Albright nói vụ bắt bà Ressa là "kinh khủng" và cần bị mọi quốc gia lên án.

Students of the University of the Philippines participate in a protest to defend press freedom in Manila

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh, Rappler đăng các bài chỉ trích Tổng thống Duterte

Các báo buộc nhắm vào bà Maria Ressa có thể đem lại án tù 12 năm.

Nhà báo Maria Ressa từng là trưởng văn phòng đài CNN ở Jakarta - Indonesia trước khi về nước thành lập trang Rappler vào năm 2012.

Bà từng được trao hai giải thưởng báo chí danh giá, giải Tự do Báo chí của Ủy ban Bảo vệ nhà báo (CPJ, New York), và giải Báo chí quốc tế hiệp sĩ của Trung tâm Nhà báo quốc tế.

Trang Rappler nổi tiếng với các phóng sự điều tra nhắm vào cơ quan công quyền.

Cuối năm 2018, sang Oxford, Anh Quốc dự cuộc gặp mặt với các fellow về báo chí ở Viện Nghiên cứu Báo chí Reuters, bà có bài phát biểu về tình trạng nguy hiểm cho nhà báo ở Philippines khi họ dám đề cập đến các chủ đề nhạy cảm cho quan chức chính quyền.

Khi đó, bà đã cho hay chính quyền Philippines luôn sẵn sàng tìm cách bắt để bỏ tù bà vì các lý do khác nhau.

Philippine President Rodrigo Duterte (C) gestures as he talks to members of the media

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh, Ông Duterte từng gọi tờ Rappler là 'tin giả' (fake news)

Xem thêm về tự do báo chí: