Mỹ: Các hãng sản xuất chip âm thầm vận động hành lang giúp Huawei

Woman looking at Huawei phone

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Huawei là nhà sản xuất điện thoại thông minh lớn thứ hai thế giới

Theo Reuters, các nhà cung cấp chip Mỹ, bao gồm Qualcomm và Intel, đang âm thầm thúc ép chính phủ Hoa Kỳ nới lỏng lệnh cấm bán hàng cho Huawei.

Các lệnh cấm hiện nay không cho phép các nhà cung cấp Hoa Kỳ bán hàng cho Huawei, công ty thiết bị viễn thông lớn nhất thế giới, nếu không có sự chấp thuận đặc biệt.

Các nhà sản xuất chip cho rằng mảng sản phẩm như điện thoại thông minh và máy chủ của Huawei thường sử dụng các linh kiện có sẵn và khó có thể gây ra mối lo ngại về bảo mật tương tự như thiết bị hạ tầng mạng 5G của công ty công nghệ Trung Quốc.

Năm ngoái, Huawei đã chi 70 tỷ đô la mua linh kiện, trong đó khoảng 11 tỷ đô la là mua linh kiện từ các công ty của Hoa Kỳ bao gồm Qualcomm, Intel và Micron Technology Inc.

Hiệp hội Công nghiệp Bán dẫn (Semiconductor Industry Association) thừa nhận họ đã sắp xếp các cuộc tham vấn với chính phủ Hoa Kỳ thay mặt các công ty khác để bàn bạc về tác động của lệnh cấm.

Keith Goodrich, phó chủ tịch chính sách toàn cầu của SIA cho biết: "Các công nghệ không liên quan đến an ninh quốc gia có lẽ không nên nằm trong phạm vi của lệnh cấm. Và chúng tôi đã truyền đạt quan điểm này đến chính phủ.

Google, công ty bán phần cứng, phần mềm và dịch vụ kỹ thuật cho Huawei, cũng đã ủng hộ để họ có thể tiếp tục bán cho công ty, Chủ tịch Huawei Liang Hua nói với các phóng viên ở Trung Quốc hồi đầu tháng này.

Một đại diện của Bộ Thương mại cho biết "cơ quan này thường xuyên trả lời các câu hỏi của các công ty về phạm vi yêu cầu pháp lý", và nói thêm rằng "các cuộc hội thoại không ảnh hưởng đến thực thi pháp luật".

Một số quốc gia đã ngăn các công ty viễn thông sử dụng sản phẩm của Huawei trong mạng di động 5G

Nguồn hình ảnh, PAU BARRENA

Chụp lại hình ảnh,

Một số quốc gia đã ngăn các công ty viễn thông sử dụng sản phẩm của Huawei trong mạng di động 5G

Thiệt hại của Huawei

Người sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi cho biết doanh số quốc tế của các thiết bị cầm tay khổng lồ viễn thông Trung Quốc đã giảm 40% trong tháng qua sau một loạt những đòn mạnh tay do Mỹ khởi xướng.

Phát biểu tại trụ sở của công ty, ông Nhậm cũng cho biết công ty sẽ cắt giảm sản lượng khoảng 30 tỷ đôla.

Tháng trước, Mỹ đã đưa Huawei vào danh sách mà các công ty Mỹ không thể giao dịch trừ khi họ có giấy phép.

Động thái này đánh dấu sự leo thang trong nỗ lực của Washington nhằm ngăn chặn Huawei.

Mỹ lập luận rằng công ty Trung Quốc - nhà sản xuất thiết bị viễn thông lớn nhất thế giới và nhà sản xuất điện thoại thông minh lớn thứ hai - đe dọa bảo mật, an ninh quốc gia.

"Trong hai năm tới, công ty sẽ cắt giảm sản lượng 30 tỷ đôla", ông Nhậm nói trong một hội thảo tại trụ sở của công ty ở Thâm Quyến.

Chụp lại video,

Huawei mất Android, người dùng mất gì?

Doanh số dự kiến sẽ vẫn ổn định ở mức 100 tỷ đô la trong năm 2019 và 2020. Đầu năm nay, Huawei đã dự đoán doanh số khoảng 125 tỷ đô la cho năm 2019.

Tuy nhiên, ông Nhậm cho biết công ty sẽ "lấy lại sức sống" vào năm 2021.

Ông cũng nói rằng trong khi doanh số điện thoại thông minh ở nước ngoài giảm mạnh, nhưng ở Trung Quốc tăng trưởng vẫn "rất nhanh".

Chi tiêu cho nghiên cứu và phát triển sẽ không bị cắt giảm, ông Nhậm nói thêm, mặc dù dự đoán rằng việc này sẽ ảnh hưởng đến tài chính của công ty.

Nhậm Chính Phi cho biết Huawei sẽ "lấy lại sức sống" vào năm 2021

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Nhậm Chính Phi cho biết Huawei sẽ "lấy lại sức sống" vào năm 2021

Người sáng lập Huawei trước đây đã cố gắng đánh giá thấp mức độ tác động từ các lệnh cấm từ Hoa Kỳ đối với công ty Trung Quốc.

Tuy nhiên, hành động của Mỹ đã khiến các công ty công nghệ trên toàn thế giới tránh xa Huawei.

Google cấm Huawei nhận một số bản cập nhật cho hệ điều hành Android, nghĩa là các thiết kế mới của điện thoại thông minh Huawei mất quyền truy cập vào một số ứng dụng của Google.

Softbank và KDDI của Nhật Bản đều cho biết họ sẽ không bán thiết bị cầm tay mới của Huawei.

Hãng thiết kế chip ARM có trụ sở tại Anh nói với nhân viên rằng họ phải tạm ngừng kinh doanh với Huawei, theo các tài liệu nội bộ của BBC.

Nỗi sợ bị giám sát

Cuộc đàn áp của Washington đối với Huawei là một phần của nỗ lực lớn hơn chống lại công ty này, do các lo ngại về việc sử dụng các thiết bị của hãng này trong các mạng di động 5G thế hệ tiếp theo.

Một số quốc gia đã đưa ra quan ngại rằng thiết bị Huawei có thể được Trung Quốc sử dụng để giám sát, một cáo buộc Huawei đã kịch liệt phủ nhận.

Huawei cho biết công việc của họ không gây ra bất kỳ mối đe dọa nào và nó độc lập với chính phủ Trung Quốc.

Tuy nhiên, một số quốc gia đã ngăn các công ty viễn thông sử dụng sản phẩm của Huawei trong mạng di động 5G.