VN đẩy mạnh nhập khẩu xăng dầu trước lo ngại Nghi Sơn đóng cửa

Trụ sở PetroVietnam, 05/6/2004, Hà Nội

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh, Trụ sở PetroVietnam, 05/6/2004, Hà Nội

Nhà máy lọc dầu Bình Sơn của Việt Nam cho biết đang hoạt động hơn công suất để giải quyết những lo ngại về nguồn cung. Trong khi đó, các công ty xăng dầu lớn của Việt Nam cũng công bố kế hoạch tăng nhập khẩu trong bối cảnh lo ngại đóng cửa nhà máy lọc dầu lớn nhất nước này - Nghi Sơn, theo Reuters.

Bình Sơn, một trong hai nhà máy lọc dầu của Việt Nam, cho biết đang hoạt động với 103% công suất và sẽ nhập khẩu hai lô hàng dầu thô từ 85.000 đến 90.000 tấn trong những ngày đầu tháng Hai.

"Nhu cầu đối với các sản phẩm xăng dầu đang tăng lên, đặc biệt là trong dịp Tết Nguyên đán, trong khi các nguồn cung cấp khác đang gặp vấn đề," nhà máy lọc dầu này nói với Reuters.

Một nhà máy lọc dầu khác của Việt Nam, Nghi Sơn, cung cấp 35% nhu cầu xăng dầu, đã cắt giảm sản lượng xuống còn 80% công suất, theo truyền thông Việt Nam và một nguồn tin của Reuters.

Hôm thứ Tư, công ty dầu khí nhà nước PetroVietnam đổ lỗi cho Lọc hóa dầu Nghi Sơn về việc cắt giảm sản lượng gần đây.

PetroVietnam đã không thể thanh toán sớm theo "Thỏa thuận bao tiêu sản phẩm nhiên liệu" (FPOA) với nhà máy lọc dầu, khiến Nghi Sơn đối mặt với các vấn đề tài chính.

Nghi Sơn

Nguồn hình ảnh, nsrp.vn

Chụp lại hình ảnh, Nhà máy trị giá hàng tỷ USD tại Nghi Sơn, Thanh Hóa

PetroVietnam, hiện sở hữu 25,1% trong tổng số 200.000 thùng dầu/ ngày của nhà máy Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa.

Trong một thông báo, PetroVietnam cho biết họ đang thảo luận với các cổ đông khác về việc tái cơ cấu Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn.

Idemitsu Kosan Co, một công ty Nhật Bản, sở hữu 35,1% cổ phần trong nhà máy lọc dầu Nghi Sơn, giống như Kuwait Petroleum, trong khi Mitsui Chemicals Inc sở hữu 4,4% cổ phần.

Người phát ngôn của Idemitsu cho biết công ty đang tiến hành kiểm tra nội bộ đối với các tin tức này. Cổ phiếu của công ty đã giảm 8,5% vào lúc 04 giờ 10 GMT, kém hơn chỉ số Nikkei 225.

Trụ sở của PetroVietnam ở Hà Nội 22/7/2015

Nguồn hình ảnh, Ret

Chụp lại hình ảnh, Trụ sở của PetroVietnam ở Hà Nội 22/7/2015

Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam, chiếm 50% thị phần xăng dầu trong nước và Dầu khí Việt Nam (PVOil), đã thông báo rằng sẽ tăng sản lượng nhập khẩu để bù đắp cho việc Nghi Sơn giảm sản lượng.

Theo báo cáo, Petrolimex trước đó đã đồng ý mua từ 235.000 đến 265.000 m3 xăng dầu thành phẩm từ nhà máy lọc dầu Nghi Sơn.

Nhà máy Nghi Sơn, công trình lớn nhất Việt Nam trong ngành hóa dầu ở Tĩnh Gia, Thanh Hóa đang phải cắt giảm công suất và có thể phải đóng cửa sau Tết Nguyên đán vì khó khăn tài chính, theo Bloomberg (24/01/2022).

Hiện nhà máy đang yêu cầu chính phủ Việt Nam hỗ trợ và nếu không có thêm ngân khoản từ nhà nước thì khả năng "đóng cửa" vào tháng 2/2022 là rất cao, Bloomberg dẫn hai nguồn tin không nêu tên nhưng biết được tình hình bên trong nhà máy Nghi Sơn cho biết.

Hồi tháng 8/2021, báo VnExpress đưa tin nhu cầu xăng dầu giảm khiến hai nhà máy Dung Quất và Nghi Sơn đều phải cắt giảm việc xuất hàng.

"Giãn cách xã hội ở nhiều địa phương khiến nhu cầu tiêu thụ dầu thô, xăng dầu... sụt giảm mạnh.

Hồi 2018, tỉnh Thanh Hoá đã yêu cầu chính phủ "xin dừng nhập xăng vì lo xăng dầu Nghi Sơn ế ẩm".