Giới đấu tranh Thái Lan đặt 'Bảng Người dân', thách thức chế độ quân chủ

Student leaders install a plaque declaring "This country belongs to the people" during a mass rally

Nguồn hình ảnh, Reuters

Người biểu tình chống chính phủ đặt một tấm bảng tuyên bố Thái Lan "thuộc về người dân", nhằm thể hiện rõ sự phản đối chế độ quân chủ.

Tấm bảng được đặt gần Cung điện Hoàng gia ở Bangkok, trong thách thức mới nhất với Vua Thái Lan Maha Vajiralongkorn.

Các cuộc biểu tình do sinh viên lãnh đạo kêu gọi cải cách chế độ quân chủ và hệ thống chính trị của đất nước đã diễn ra từ tháng Bảy.

Một trong những cuộc biểu tình lớn nhất trong nhiều năm diễn ra hôm Thứ Bảy vừa qua, với sự tham dự của hàng nghìn người thách thức chính quyền và yêu cầu cải tổ.

Lời kêu gọi hoàng gia cải cách tại các cuộc biểu tình đặc biệt được cho là nhạy cảm ở Thái Lan, nơi sự chỉ trích chế độ quân chủ bị trừng phạt nặng nề bằng các bản án tù dài hạn.

Người biểu tình cũng đang yêu cầu Thủ tướng Prayuth Chan-ocha từ chức. Ông Prayuth Chan-ocha đã nắm quyền trong cuộc đảo chính năm 2014 và giành chiến thắng trong cuộc bầu cử gây tranh cãi năm ngoái.

Chụp lại video,

Người dân Thái biểu tình rầm rộ đòi thủ tướng từ chức

Sáng Chủ nhật, sinh viên đặt một bảng kỷ niệm có tên "Bảng Người dân" gần một cánh đồng được gọi là Sanam Luang, hay Cánh đồng Hoàng gia.

Tấm bảng đề ngày 20/9/2020 bằng tiếng Thái: "Người dân bày tỏ ý định rằng đất nước này thuộc về dân, chứ không phải của vua."

Các nhà đấu tranh nói tấm bảng này thay thế cho một tấm bảng khác đánh dấu sự kết thúc của chế độ quân chủ tuyệt đối vào thập niên 1930, đã biến mất năm 2017.

Tiếng hò reo nổ ra khi các nhà hoạt động đặt tấm bảng mới, và người biểu tình hô vang: "Đả đảo chế độ phong kiến, người dân muôn năm".

Cảnh sát đã không can thiệp và không có báo cáo về bạo lực. Người phát ngôn của chính phủ Thái Lan nói với hãng tin Reuters là cảnh sát sẽ không sử dụng bạo lực với người biểu tình.

A student protest leader hands over a letter to Royal Guard police, with demands for reforming the monarchy

Nguồn hình ảnh, Reuters

Chụp lại hình ảnh,

Các nhà lãnh đạo cuộc biểu tình của sinh viên trao một lá thư yêu cầu cho cảnh sát Bảo vệ Hoàng gia của nhà vua

Sau đó, dự định tuần hành tới Tòa nhà Chính phủ của người biểu tình đã bị hàng trăm cảnh sát không vũ trang ngăn cản bằng hàng rào kiểm soát đám đông.

Thay vào đó, người biểu tình tuần hành để trao một lá thư yêu cầu cải cách chế độ quân chủ cho cảnh sát Bảo vệ Hoàng gia của nhà vua.

Các nhà lãnh đạo biểu tình tuyên bố chiến thắng sau khi nói cảnh sát Bảo vệ Hoàng gia đồng ý chuyển yêu cầu của họ tới trụ sở cảnh sát. Chưa có bình luận nào từ phía cảnh sát.

"Chiến thắng lớn nhất của chúng tôi trong hai ngày là chứng tỏ được rằng những người bình thường như chúng tôi có thể gửi một lá thư tới hoàng gia", thủ lĩnh cuộc biểu tình Parit "Penguin" Chiwarak phát biểu, và nói với đám đông sẽ quay lại tham gia một cuộc biểu tình khác vào tuần tới.

Tại sao có những cuộc biểu tình?

Thái Lan có một lịch sử lâu dài về bất ổn chính trị và biểu tình, nhưng một làn sóng mới bắt đầu vào tháng Hai sau khi một tòa án ra lệnh giải tán một đảng đối lập ủng hộ dân chủ non trẻ.

Anti-government protesters in Bangkok, 20 September 2020

Nguồn hình ảnh, Reuters

Chụp lại hình ảnh,

Người biểu tình lại có mặt trên đường phố Bangkok hôm Chủ nhật

Đảng Future Forward Party (FFP) đặc biệt phổ biến với những cử tri trẻ lần đầu tham gia bầu cử và đã giành được số ghế quốc hội lớn thứ ba trong cuộc bầu cử tháng 3/2019, khi ban lãnh đạo quân đội đương nhiệm giành chiến thắng.

Các cuộc biểu tình bùng phát lại vào tháng 6 khi nhà hoạt động ủng hộ dân chủ nổi tiếng Wanchalearm Satsaksit mất tích ở Campuchia, nơi ông sống lưu vong kể từ cuộc đảo chính quân sự năm 2014.

Hiện vẫn chưa rõ tung tích của Wanchalearm Satsaksit, và người biểu tình cáo buộc nhà nước Thái Lan dàn dựng vụ bắt cóc ông - điều mà cảnh sát và chính phủ phủ nhận. Kể từ tháng 7, đã thường xuyên có các cuộc biểu tình trên đường phố do sinh viên lãnh đạo.

Những người biểu tình yêu cầu chính phủ do Thủ tướng Chan-ocha, một cựu tổng tư lệnh quân đội nắm quyền trong cuộc đảo chính, đứng đầu, phải bị giải tán; hiến pháp phải được viết lại; và các nhà chức trách ngừng sách nhiễu các nhà phê bình.

Lần này có gì khác?

Yêu cầu của người biểu tình đã chuyển sang một bước chưa từng có, trong tháng trước khi một lời kêu gọi 10 điểm cải cách chế độ quân chủ được đưa ra tại một cuộc biểu tình.

Động thái này đã gây ra một làn sóng chấn động cho một đất nước mà người dân được dạy từ khi sinh ra phải tôn kính và yêu mến chế độ quân chủ và lo sợ hậu quả của việc phê phán về nó.

Thai Prime Minister Prayut Chan-o-cha gestures during a press conference after a weekly cabinet meeting at the Government House in Bangkok, Thailand, 18 August 2020

Nguồn hình ảnh, EPA

Chụp lại hình ảnh,

Người biểu tình muốn Thủ tướng Prayut Chan-o-cha từ chức

Cô sinh viên trẻ đưa ra bản tuyên ngôn, Panusaya Sithijirawattanakul, cho biết ý định của họ "không phải là phá hủy chế độ quân chủ mà là hiện đại hóa nó, để nó thích ứng với xã hội của chúng ta".

Nhưng cô và các nhà hoạt động đã bị buộc tội "chung chart" - một thuật ngữ tiếng Thái có nghĩa là "hận thù dân tộc" - và họ nói rằng họ vô cùng lo sợ về hậu quả của việc làm "điều đúng đắn" bằng cách lên tiếng.

Luật pháp bảo vệ chế độ quân chủ ra sao?

Mỗi bản trong số 19 hiến pháp hiện đại của Thái Lan, đều tuyên bố, ở phần đầu, rằng: "Nhà vua sẽ được lên ngôi ở vị trí được tôn kính" và "không ai được buộc tội hay làm gì xúc phạm đến Nhà vua".

Những quy định này được hỗ trợ bởi điều 112 của bộ luật hình sự, được gọi là luật Khi quân (lese-majeste), quy định bất kỳ ai chỉ trích hoàng gia đều phải bị xét xử bí mật và chịu án tù dài hạn.

Định nghĩa về điều gì tạo nên sự xúc phạm đối với chế độ quân chủ không rõ ràng và các nhóm nhân quyền nói rằng luật Khi quân thường được sử dụng như một công cụ chính trị để hạn chế tự do ngôn luận và những người đối lập kêu gọi cải cách và thay đổi.

Đạo luật ngày càng được thực thi trong những năm sau cuộc đảo chính năm 2014, mặc dù nó đã chậm lại kể từ khi Vua Vajiralongkorn nói rằng ông không còn muốn nó được sử dụng rộng rãi nữa.

Nhưng các nhà quan sát cho rằng chính phủ đã sử dụng các con đường pháp lý khác, bao gồm cả luật dấy loạn, để nhắm vào những người bất đồng chính kiến.