Người Uighur lên mạng đòi Trung Quốc ‘chứng minh cha mẹ còn sống’

Những người Uigur công khai kêu gọi sự giúp đỡ người mất tích ở các trại tập trung

Nguồn hình ảnh, HALMURAT HARRI

Chụp lại hình ảnh,

Những người Uighur công khai kêu gọi giúp đỡ xác nhận sự sống còn người mất tích ở các trại tập trung

Truyền thông Trung Quốc đã công khai đoạn video có sự xuất hiện của một nhạc sỹ người Uighur, bất chấp việc ông ấy đã được báo tử trước đó.

Sau việc này, nhiều người Hồi giáo Uighur đã lên mạng xã hội yêu cầu cung cấp thông tin về những người thân mất tích của họ.

Ngày 10 tháng Hai, đoạn video hé lộ một người đàn ông tự xưng là Abdurehim Heyit công bố rằng ông ta đang ở "tình trạng sức khỏe tốt". Video xuất hiện ngay sau khi Thổ Nhĩ Kỳ chỉ trích Trung Quốc đã giam giữ người Uighur ở phía Tây và nói Thổ biết về cái chết của ông Heyit ở trại tập trung.

Một số nhóm người Uighur đặt dấu hỏi về tính xác thực và thời điểm ghi hình của những thước phim này.

Hiện tại, với việc sử dụng cụm từ #MeTooUyghur, người thân của những người bị giam giữ và các nhà hoạt động lên Twitter và Facebook để yêu cầu Trung Quốc xác nhận người thân của họ có còn sống không.

Họ vẫn còn sống?

Alfred đã viết trên Twitter của mình rằng anh không nhìn thấy cha mẹ anh hơn 11 tháng nay và muốn Trung Quốc "chứng tỏ họ còn sống".

Bỏ qua Twitter tin, 1
Cho phép hiện nội dung từ Twitter?

Twitter. Chúng tôi cần sự đồng ý của quý vị trước khi bất kỳ nội dung nào được tải xuống, bởi việc này có thể đi kèm việc sử dụng cookies và các công nghệ khác. Quý vị có thể đọc chính sách cookie của Twitter trước khi đồng ý. Để xem nội dung này, hãy chọn 'chấp nhận và tiếp tục'.

Cuối Twitter tin, 1

Những người Uighur ở Tân Cương phía Tây Trung Quốc chịu sự giám sát nghiêm ngặt của chính quyền Trung Hoa. Rất nhiều người Uighur sống ngoài lãnh thổ Trung Hoa tiết lộ rằng họ không đã không nói chuyện với người thân trong nhiều năm.

Babur Jalalidin và em gái anh ấy, cũng lo lắng về tình trạng của cha mẹ họ, yêu cầu phía Trung Quốc đưa ra bằng chứng về sự sống của hai người do bị giam giữ từ tháng 1 năm 2018,

Con trai của nguyên Tổng Biên Tập tờ Văn hóa Tân Cương, ông Qurban Mamut, cũng lên tiếng đòi sự xác nhận về sự sống của cha ông, người đã mất tích từ năm 2017.

Bahram Qurban viết lên Twitter: "Hãy đưa ra video về bố tôi. Các người đã cắt đứt liên lạc của chúng tôi hơn một năm nay."

Em họ của cầu thủ bóng đá 25 tuổi Erpat Ablekrem kêu gọi Trung Quốc thả anh ra khỏi "trại tập trung", mà theo anh là mình đã bị giam giữ từ tháng Ba năm 2018.

Bỏ qua Twitter tin, 2

Nội dung không có

Xem thêm ở TwitterBBC không chịu trách nhiệm nội dung các trang ngoài.

Cuối Twitter tin, 2

Tại Phần Lan, nhà hoạt động người Uighur Halmurat Harri yêu cầu đưa ra bằng chứng về trình trạng sống còn của rất nhiều người đang mất tích.

Bỏ qua Facebook tin, 1

Nội dung không có

Xem thêm ở FacebookBBC không chịu trách nhiệm nội dung các trang ngoài.

Cuối Facebook tin, 1

Tại sao thước phim này được hé lộ?

Cuối tuần qua, Bộ ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ đã đưa ra một phát biểu về 'cái chết' của Abdurehim Heyit.

Thổ nói người Uighur bị giam giữ và tra tấn, quy cho chính sách của Trung Quốc là "nỗi nhục lớn của nhân loại" và kêu gọi xóa sổ các "trại tập trung".

Để đáp lại, Trung Quốc đã gọi tuyên bố của phía Thổ Nhĩ Kỳ là "những lời dối trá ngớ ngẩn" và "đi ngược lại với sự thật".

Vào tháng Tám năm 2018, Hội đồng Liên Hợp Quốc về vấn đề Xóa bỏ nạn Phân Biệt Chủng Tộc nói rằng có những báo cáo xác thực rằng Trung Quốc đang giam giữ một triệu người Uighur trong "những trung tâm chống người theo Chủ nghĩa cực đoan".

Các tổ chức quyền quốc tế cho rằng người Uighur bị giữ trong các khu trại tập trung, kìm hãm sự tự do và không cho phép họ liên lạc về gia đình.

Trung Quốc liên tục phản bác những lập luận trên, và mô tả các trại tập trung như là "các trung tâm đào tạo nghề".