Pháp thắt chặt an ninh sau đợt biểu tình Áo Vàng ở Paris

Chụp lại video,

Người biểu tình tai Paris phóng hỏa và phá hoại các tòa nhà

Chính phủ Pháp được trông đợi sẽ sớm công bố các biện pháp an ninh tăng cường nhằm bảo vệ trung tâm Paris khỏi tình trạng phá hoại trong các cuộc biểu tình 'áo vàng'.

Truyền thông Pháp nói cảnh sát trong tương lai có thể phong tỏa khu vực đại lộ Champ-Elysées nổi tiếng.

Một số cửa hàng nhỏ và một tiệm ăn tại đó đã bị phá phách hôm thứ Bảy.

Trong các cuộc đụng độ, một cảnh sát bị ghi hình lấy các áo bóng đá của đội Paris Saint-Germain cho vào trong một cái túi.

Cảnh sát đang điều tra vụ việc.

Một cửa hàng của Paris Saint-Germain nằm trong số các cửa hàng bị hư hại trong cuộc bạo loạn hôm thứ Bảy, là đợt ước tính có 10 ngàn người biểu tình tham gia.

Đoạn video do phóng viên Rémy Buisine đăng trên Twitter, xoay hướng ra khỏi viên cảnh sát vài giây sau khi người này bị ghi hình, và có tiếng Buisine hét lên: "Tại sao ông tấn công tôi như vậy? Quyền gì mà ông đập vào điện thoại của tôi?"

Buisine cũng hỏi cảnh sát vì sao số ID của họ không được thể hiện rõ ràng.

Có một giọng nói đáp lời: "Các người là đồ dối trá."

Bỏ qua Twitter tin, 1
Cho phép hiện nội dung từ Twitter?

Twitter. Chúng tôi cần sự đồng ý của quý vị trước khi bất kỳ nội dung nào được tải xuống, bởi việc này có thể đi kèm việc sử dụng cookies và các công nghệ khác. Quý vị có thể đọc chính sách cookie của Twitter trước khi đồng ý. Để xem nội dung này, hãy chọn 'chấp nhận và tiếp tục'.

Cuối Twitter tin, 1

Phong trào 'áo vàng' bắt đầu với các cuộc biểu tình diễn ra hàng tuần tại Pháp từ bốn tháng trước, ban đầu là nhằm phản đối việc tăng giá nhiên liệu.

Phong trào này leo thang thành một cuộc nổi loạn rộng rãi chống lại chủ nghĩa tinh hoa, điều mà các nhà hoạt động nói rằng do Tổng thống Emmanuel Macron mà ra.

Nhà hàng Fouquet's nổi tiếng - nơi một số cựu tổng thống Pháp thường hay lui tới - bị hư hại nặng trong các vụ đụng độ hôm thứ Bảy.

Những người bạo loạn cũng phá phách một cửa hàng bán quần áo nam của hãng Boss và cửa hàng bán túi xắc cao cấp Longchamp.

Sau đó, Thủ tướng Edouard Philippe thừa nhận đã có những "lỗ hổng" an ninh cần phải được xử lý.

Ông Macron đã cắt ngắn kỳ nghỉ trượt tuyết và nói sẽ có hành động "cứng rắn" đáp trả.

"Nay đã đến lúc kết thúc. Tôi yêu cầu những cảnh như thế không được lặp lại, đặc biệt là ở đại lộ đó," ông nói.

Fouquet's blaze, 16 March 19

Nguồn hình ảnh, Reuters

Chụp lại hình ảnh,

Nhà hàng Fouquet's nổi tiếng bị phóng hỏa trong các vụ đụng độ

Graffiti in Paris, 17 Mar 19

Nguồn hình ảnh, AFP

Cảnh sát đã dùng vòi rồng và hơi cay để giải tán người biểu tình. Hơn 120 người bị bắt.

Người biểu tình ném đá vào cảnh sát tại Khải Hoàn Môn.

Hoạt động của 'áo vàng' trở nên lớn hơn trong những tuần gần đây.

Tổng số khoảng 32.300 người đã xuống đường trên toàn nước Pháp, theo Bộ Nội vụ.

Các lãnh đạo doanh nghiệp có các cuộc thảo luận về cuộc khủng hoảng với Bộ trưởng Kinh tế Bruno Le Maire vào thứ Hai, nhật báo Le Figaro tường thuật.

Phòng Thương mại Ile-de-France tại Paris nói họ muốn có một kế hoạch khẩn cấp, và nói có 91 cơ sở kinh doanh đã bị ảnh hưởng hôm thứ Bảy, mà hầu hết đều bị hư hại nghiêm trọng.

Ông Macron đã đưa ra các nhượng bộ đối với người biểu tình sau khi phong trào nổ ra trên toàn quốc, trong đó có việc đưa ra 10 tỷ euro để giúp tăng thu nhập cho các công nhân nghèo nhất và cho người hưu trí.

Tuy nhiên, những nhượng bộ này không đủ để dập tắt sự bất mãn.

Trong tháng trước, ông đã đi vòng quanh nước Pháp, lắng nghe các thị trưởng và dân địa phương, một phần trong việc chuẩn bị cho "grand débat" (cuộc tranh luận trên quy mô toàn quốc) của ông.

French police detain a protester in Paris. Photo: 16 March 2019

Nguồn hình ảnh, Reuters

Chụp lại hình ảnh,

Hơn 120 người bị bắt tại Paris

Demonstrators throw cobblestones at riot police forces during clashes near the Arc de Triomphe in Paris on March 16, 2019

Nguồn hình ảnh, AFP

Chụp lại hình ảnh,

Người biểu tình ném đá vào cảnh sát trong các cuộc đụng độ tại khu vực Khải Hoàn Môn hôm 16/3