Biển Đông: Cuộc đua 'vớt' máy bay chiến đấu F35-C Mỹ bị chìm ... trước TQ

  • Claire Hills
  • BBC News, Washington
The US Navy variant of the F-35 Joint Strike Fighter, the F-35C

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Một cuộc chạy đua đang được Hải quân Hoa Kỳ gấp rút tiến hành để có thể tiếp cận một trong những máy bay chiến đấu bị rơi của họ - trước khi Trung Quốc đến đó trước.

Máy bay F35-C trị giá 100 triệu đôla đã lao xuống Biển Đông sau cái mà Hải quân Hoa Kỳ mô tả là "một sự cố" trong quá trình cất cánh từ tàu USS Carl Vinson.

Máy bay phản lực F35-C là loại mới nhất của Hải quân Mỹ và được trang bị đầy đủ các thiết bị bí mật.

Vì nó bay qua vùng biển quốc tế, về lý thuyết, cuộc đua này là công bằng.

Ai về đích trước, người đó thắng cuộc.

Giải thưởng? Tất cả những bí mật đằng sau chiếc máy bay chiến đấu hàng đầu, đắt giá này.

Bảy thủy thủ đã bị thương khi chiếc máy bay phản lực này rơi hôm thứ Hai sau khi nó va vào boong tàu Vinson trong một cuộc tập trận quân sự.

Hiện nó đang nằm dưới đáy đại dương, nhưng điều gì xảy ra tiếp theo là một bí ẩn. Hải quân Mỹ sẽ không xác nhận nơi nó rơi xuống hoặc mất bao lâu để vớt nó.

Trung Quốc tuyên bố chủ quyền gần như toàn bộ Biển Đông và ngày càng có những bước đi nhằm khẳng định yêu sách đó trong những năm gần đây. Trung Quốc đã từ chối công nhận phán quyết của Tòa án quốc tế năm 2016 vì cho rằng nước này không có cơ sở pháp lý với các tuyên bố chủ quyền này.

US and Philippine Marines train in S China Seas

Nguồn hình ảnh, TED ALJIBE

Chụp lại hình ảnh, Hải quân Mỹ và Philippine tập trận trên Biển Đông

Các chuyên gia an ninh Mỹ cho biết quân đội Trung Quốc sẽ rất "muốn" tiếp cận chiếc máy bay phản lực này nhưng một tàu cứu hộ của Mỹ có vẻ sẽ cách nơi gặp nạn ít nhất 10 ngày.

Cố vấn quốc phòng Mỹ, bà Abi Austen nói rằng như vậy là quá muộn, vì pin hộp đen sẽ chết trước khi đó, khiến việc xác định vị trí máy bay trở nên khó khăn hơn.

Bà nói: "Điều cực kỳ quan trọng là Mỹ phải lấy lại được hộp đen này. F-35 về cơ bản giống như một máy tính bay. Nó được thiết kế để liên kết với các thiết bị khác - cái mà Không quân Mỹ gọi là 'liên kết cảm biến với người bắn."

Cố vấn quốc phòng Abi Austen nói rằng Trung Quốc không có công nghệ đó nên việc nhúng tay trục vớt chiếc máy bay này sẽ mang lại cho họ một bước tiến vượt bậc.

"Nếu họ có thể thâm nhập vào khả năng kết nối mạng của máy bay chiến đấu 35, họ sẽ làm suy yếu toàn bộ triết lý tàu sân bay."

Khi được hỏi liệu có dư âm của Chiến tranh Lạnh ở đây không, bà nói: 'Việc này là cơ bản là 'ai là kẻ mạnh nhất' ở đây'.

Presentational grey line

F-35C có gì đặc biệt?

The US Navy variant of the F-35 Joint Strike Fighter, the F-35C

Nguồn hình ảnh, Getty Images

  • Một hệ thống hỗ trợ mạng cho phép chia sẻ thông tin mà nó thu thập được khi đang bay trong thời gian thực
  • Máy bay hoạt động trên tàu sân bay "có thể quan sát thấp" đầu tiên của Hải quân Hoa Kỳ cho phép nó hoạt động mà không bị phát hiện trong không phận của đối phương
  • cánh lớn hơn và thiết bị hạ cánh chắc chắn hơn làm cho nó phù hợp cho "máy phóng" từ tàu sân bay trên biển
  • có động cơ máy bay chiến đấu mạnh nhất trên thế giới và có thể đạt tốc độ lên tới 1.200 dặm / giờ hoặc Mach 1,6
  • có thể mang tới hai tên lửa trên cánh và bốn tên lửa bên trong
Presentational grey line

Bà Austen, cựu cố vấn của Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Hoa Kỳ và là cựu quan chức ngoại giao cấp cao của NATO và EU, cho biết bà tin rằng bất kỳ nỗ lực nào của Trung Quốc nhằm đòi quyền vớt máy bay đều là "đòn thử thách căng thẳng" của Mỹ.

Bà tin rằng việc này xảy ra vào thời điểm dễ bị tổn thương và nguy hiểm, sau sự liện rút quân khỏi Afghanistan mà nhiều người đánh giá là vô tổ chức và thảm họa.

Bryce Barros, nhà phân tích các vấn đề Trung Quốc và là thành viên an ninh tại Dự án Truman, cho biết: Không nghi ngờ gì về việc Trung Quốc muốn có chiếc máy bay này, mặc dù với gián điệp mạng, Trung Quốc có thể đã có một số kiến thức về nội thất, cách bố trí và hoạt động của nó.

"Tôi nghĩ họ sẽ muốn xem các bộ phận thực tế của máy bay, để hiểu rõ hơn về cách nó được bố trí và tìm ra các lỗ hổng của nó."

Hải quân Hoa Kỳ thừa nhận trong một tuyên bố rằng hoạt động khôi phục đang được tiến hành sau "sự cố" trên tàu USS Carl Vinson.

Việc trục vớt máy bay sẽ được thực hiện như thế nào?

Một đội từ Giám sát viên cứu hộ và lặn của Hải quân Hoa Kỳ sẽ gắn các túi vào thân máy bay, sau đó sẽ được bơm căng từ từ để nâng xác máy bay lên.

USS Carl Vinson

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh, USS Carl Vinson

Thao tác này sẽ khó khăn hơn nếu khung máy bay không phải là một mảnh.

Máy bay có khả năng đã được trang bị ít nhất một vài tên lửa mang trên cánh hoặc trong khoang chứa vũ khí bên trong, điều này cũng có thể làm phức tạp thêm việc trục vớt.

Đã có tiền lệ cho những trò chơi mèo và chuột quân sự thắng-thua này.

Năm 1974, ở đỉnh điểm của Chiến tranh Lạnh, CIA đã bí mật kéo một tàu ngầm Nga từ đáy biển ngoài khơi bờ biển Hawaii bằng cách sử dụng một móng vuốt cơ học khổng lồ

Hai năm trước đó, quân đội Trung Quốc đã bí mật trục vớt tàu ngầm HMS Poseidon của Anh bị chìm ngoài khơi bờ biển phía đông của Trung Quốc.

Và nhiều người tin rằng Trung Quốc đã nhúng tay vào mảnh vỡ của một chiếc trực thăng "tàng hình" bí mật của Mỹ rơitrong cuộc đột kích vào dinh thự của trùm khủng bố Osama bin Laden năm 2011.

Ông Barros nói: "Chúng tôi chắc chắn rằng quân đội Trung Quốc khi đó đã nhìn thấy thiết bị và phần mềm trên tàu."

Hoạt động trục vớt thành công sâu nhất từng giữ kỷ lục Guinness thế giới là nâng xác máy bay vận tải của Hải quân Hoa Kỳ lên khỏi đáy biển Philippines vào tháng 5/2019.

Nó ở độ sâu khoảng 5.638m dưới mặt biển.

Tất nhiên, một lựa chọn khác là phá hủy chiếc máy bay phản lực để ngăn nó lọt vào tay Bắc Kinh.

"Điều dễ dàng nhất để làm là phóng ngư lôi!" một sĩ quan quân đội cho biết.

Nhưng đó có lẽ không phải là một cách thức đang được xem xét.

Chụp lại video, Hoa Kỳ và các đồng minh tập trận vì Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do và rộng mở