Ban Giám sát của Facebook hiện giữ nguyên lệnh cấm Trump

Former President Donald Trump gestures with open arms at a conference in February

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Quyết định cấm ông Donald Trump trên Facebook và Instagram vừa được Ban Giám sát của Facebook giữ nguyên.

Tuy nhiên, ban này chỉ trích thời hạn vĩnh viễn của lệnh cấm này là vượt khỏi các biện pháp trừng phạt thông thường.

Ban Giám sát, được biết đến như "Tòa án Tối cao của Facebook", đã ra lệnh cho Facebook xem lại quyết định này và "biện minh cho một phản ứng phù hợp" áp dụng cho tất cả mọi người, trong đó có cả những người dùng thông thường.

Vị cựu tổng thống bị cấm khỏi cả hai nền tảng từ tháng Một sau vụ bạo loạn ở Điện Capitol.

Ban Giám sát nói quyết định ban đầu cấm ông Trump vĩnh viễn là "không mang tính quyết định và không có tiêu chuẩn", và phản ứng đúng đẵn lẽ ra phải "nhất quán với quy định được áp dụng cho những người dùng khác trên nền tảng này."

Facebook phải có hồi đáp trong vòng sáu tháng, Ban Giám sát nói.

Tại một cuộc họp báo, đồng chủ tịch Ban Giám sát Helle Thorning-Schmidt thừa nhận:

"Chúng tôi đã không có một câu trả lời đơn giản."

Bà nói thêm bà cảm thấy Facebook sẽ "thông cảm với quyết định này."

"Chúng tôi đề nghị Facebook xem xét lại và minh bạch hơn về việc họ đánh giá vụ việc này ra sao. Hãy đối xử với tất cả người dùng như nhau và đừng đưa ra biện pháp trừng phạt thiên vị."

Former President Donald Trump

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Hôm thứ Tư 5/5, Ban Giám sát của Facebook tuyên bố quyết định của mình về vụ cấm ông Trump trên Facebook và Instagram

Đáp lại, Facebook nói họ sẽ "xem xét quyết định của ban giám sát và ra một quyết định rõ rang và phù hợp."

Ban giám sát cũng đưa ra một số khuyến cáo về cách Facebook nên cải thiện chính sách. Facebook hứa sẽ "xem xét cẩn thận" những khuyến cáo này.

Trong khi đó, ông Trump, người cũng bị cấm khỏi mạng Twitter, vừa công bố một trang web mới hôm thứ Ba 4/5 để cập nhật những người ủng hộ về suy nghĩ của ông.

Ban Giám sát nói gì?

Phán quyết của Ban giám sát có nghĩa là quyết định cấm ông Trump vẫn có hiệu lực lúc này.

Ban Giám sát cho rằng ông Trump đã vi phạm các tiêu chuẩn cộng đồng của Facebook, và giữ nguyên lệnh cấm.

Nhưng tính chất "vĩnh viễn" của lệnh cấm là chỗ ban không đồng ý vì điều này không nằm trong quy định của chính Facebook.

"Facebook không được phép cấm người dùng khỏi nền tảng trong một thời hạn không xác định, mà không có tiêu chí là khi nào hay liệu tài khoản đó có thể được phục hồi," Ban Giám sát nói trong một thông cáo.

Áp dụng lệnh cấm kiểu này với ông Trump là không làm theo một quy trình rõ ràng nào, họ nói.

Bỏ qua Twitter tin, 1
Cho phép hiện nội dung từ Twitter?

Twitter. Chúng tôi cần sự đồng ý của quý vị trước khi bất kỳ nội dung nào được tải xuống, bởi việc này có thể đi kèm việc sử dụng cookies và các công nghệ khác. Quý vị có thể đọc chính sách cookie của Twitter trước khi đồng ý. Để xem nội dung này, hãy chọn 'chấp nhận và tiếp tục'.

Cuối Twitter tin, 1

Họ cho rằng Facebook đã đưa ra một "lệnh trừng phạt mù mờ, không có tiêu chuẩn và sau đó lại trình trường hợp này lên cho Ban giải quyết."

Làm điều này có nghĩa "Facbook tìm cách trốn tránh trách nhiệm" - và họ đã đưa quyết định trở lại cho Facebook.

Presentational grey line

Phân tích của Rory Cellan-Jones

Phóng viên Công nghệ BBC

Lập ra một "Tòa án Tối cao" để phán quyết về những vấn đề phức tạp dường như là một động thái khôn ngoan của Mark Zuckerberg. Cho dù Ban Giám sát quyết định thế nào, vị sếp của Facebook cũng có thể nói "không phải lỗi của tôi, hãy trách các vị thẩm phán".

Nhưng điều đó không dễ mà được cho qua. Không có tình huống nào gây chia rẽ nhiều hơn sự hiện diện của ông Trump trên một mạng xã hội được nhiều người cho là giúp ông thắng cử năm 2016, và có lẽ rất quan trọng nếu ông quyết định ra tranh cử lần nữa năm 2024.

Giờ đây, Ban Giám sát đã ném củ khoai tây nóng trở lại phía Mark Zuckerberg.

Mark và đội của ông sẽ phải suy nghĩ kỹ về việc xử lý các trường hợp khó xử này ra sao. Họ sẽ phải quyết định ý nghĩa của cụm từ "đáng đưa tin" và mở một cuộc điều tra về vai trò của Facebook trong các sự kiện ngày 6/1.

Có lẽ Mark Zuckerberg sẽ tự hỏi liệu việc lập nên ban giám sát này có phải là một ý tưởng hay - và tại sao ông lại phải trả lương hậu hĩnh cho các thành viên của ban này.

Presentational grey line

Ban giám sát là gì?

Thường được nhắc đến như "Tòa án Tối cao của Facebook," ban được lập ra để phán quyết về các quyết định khó khăn hay gây tranh cãi do Facebook đưa ra.

Ban được thành lập bởi ông Mark Zuckerberg nhưng hoạt động như một tổ chức độc lập, mặc dù lương và chi phí hoạt động của nó do Facebook trả.

Ban này gồm các nhà báo, các nhà vận động nhân quyền, luật sư và các học giả.

Ban Giám sát đã phán quyết về chin trường hợp trong đó có một bình luận dường như xúc phạm đối với người Hồi giáo. Post đó là của một người dùng ở Myanmar, đã bị xóa vì vi phạm quy định về ngôn ngữ thù ghét, sau đó được ban giám sát quyết rằng nó không mang tính phân biệt thù hằn với người Hồi giáo khi đặt trong bối cảnh bài viết.