Simon Cheng: Anh cấp quy chế tỵ nạn cho cựu nhân viên lãnh sự quán 'bị tra tấn ở TQ'

Simon Cheng stands against a city backdrop at night

Nguồn hình ảnh, Simon Cheng

Chụp lại hình ảnh, Simon Cheng cho rằng ông sẽ gặp ngy hiểm nếu quay về Hong Kong

Một cựu nhân viên lãnh sự quán Hong Kong của Anh quốc, người cáo buộc rằng ông bị tra tấn ở Trung Quốc, đã được tị nạn chính trị ở Anh.

Simon Cheng, một công dân Hong Kong, bị giam giữ trong một chuyến công tác tới Trung Quốc đại lục trong 15 ngày vào tháng 8 năm ngoái.

Bắc Kinh cáo buộc ông Cheng kích động tình trạng bất ổn chính trị trong bối cảnh các cuộc biểu tình chống chính phủ ở Hong Kong.

Ông Cheng phủ nhận cáo buộc, nói với BBC rằng ông đã bị đánh và buộc phải ký vào những lời thú tội giả trong khi bị giam giữ.

Các nguồn tin chính phủ Anh cho biết tại thời điểm đó rằng họ tin tuyên bố của ông Cheng đáng tin cậy.

Ông Cheng, người ủng hộ phong trào dân chủ, nói rằng ông tin rằng việc quay trở lại Hong Kong là quá nguy hiểm, vì sợ ông có thể bị bắt và đưa về Trung Quốc đại lục một lần nữa.

Vào tháng Sáu, Bộ trưởng Ngoại giao Anh Dominic Raab cho biết Trung Quốc vẫn chưa đưa ra "phản hồi thích đáng" cho các câu hỏi của Anh về vụ việc này.

Ông Cheng đã được cấp tị nạn vào ngày 26/6. Trong một cuộc họp báo vào thứ Tư, ông nói ông tin rằng mình là người đầu tiên ở Hong Kong có hộ chiếu Anh (ở nước ngoài), được gọi là BNO, được tị nạn chính trị.

"Tôi biết ơn sự quyết tâm và lòng can đảm của chính phủ Anh trong việc giải cứu các công dân Anh", ông viết trên Facebook. "Tôi cũng hy vọng trường hợp của mình có thể là tiền lệ để các công dân Hong Kong khác tìm kiếm sự bảo vệ.

"Ra đi có nghĩa không phải là kết thúc mà là một khởi đầu. Chúng tôi sẽ tiếp tục cuộc chiến chống lại chủ nghĩa toàn trị đang bành trướng, và trở về quê hương với nền dân chủ và tự do thực sự."

Chính phủ Anh xác nhận hôm thứ Tư rằng có tới ba triệu dân Hong Kong sẽ có cơ hội định cư tại Anh và nộp đơn xin quyền công dân sau khi Bắc Kinh áp đặt luật an ninh quốc gia gây tranh cãi.

Giới chỉ trích cho rằng luật này sẽ làm xói mòn các quyền tự do mà Hong Kong được hưởng theo chính sách "một quốc gia, hai thể chế" đã thỏa thuận sau khi Anh trao trả Hong Kong cho Trung Quốc vào năm 1997.

Chuyện gì đã xảy ra với Simon Cheng?

Detention centre
Chụp lại hình ảnh, Trại giam nơi ông Cheng cáo buộc ông bị giam giữ

Ông Cheng khi đó đang là nhân viên đại sứ quán Anh ở Hong Kong, đã bị buộc tội tạo ra sự quan tâm đầu tư vào Scotland trong cộng đồng doanh nghiệp Trung Quốc.

Nhưng khi các cuộc biểu tình năm 2019 bắt đầu bùng phát, ông cũng tình nguyện thu thập thông tin về tình trạng của các cuộc biểu tình cho lãnh sự quán - cho mục đích quan sát.

Ông Cheng mất tích vào ngày 8/8 sau khi bị giam giữ tại biên giới trên đường trở về từ thành phố Thâm Quyến của Trung Quốc.

Ông Cheng nói rằng ông đã bị giam giữ 15 ngày và trong thời gian đó ông bị "xiềng xích, bịt mắt và trùm đầu", bị giam giữ trong tư thế căng thẳng và bị đánh nếu ông di chuyển.

Các câu hỏi tập trung vào vai trò của ông trong các cuộc biểu tình. Ông cũng nói rằng ông đã nhìn thấy những người biểu tình Hong Kong khác trong thời gian bị giam giữ.

Sau khi ông được thả, đài truyền hình Trung Quốc đã phát một đoạn video cho thấy ông Cheng thú tội gạ gẫm gái mại dâm. Ông Cheng nói rằng ông bị buộc phải thú tội.