Putin muốn chính phủ “kiểm soát” nhạc rap

Nhiều biểu biểu diễn nhạc rap đã bị cấm ở Nga

Nguồn hình ảnh, AFP

Chụp lại hình ảnh, Nhiều biểu biểu diễn nhạc rap đã bị cấm ở Nga

Theo ông Putin, quan chức nước này nên xem xét đưa ra một giải pháp thay thế cho các biện pháp cấm đoán như hiện nay.

Ông nói: "Cấm nhạc rap là điều không thể, nên thay vì cấm thì cần dẫn dắt và định hướng nó theo một cách thích hợp."

Tuyên bố được ông Putin đưa ra hôm 15/2, sau vụ việc ca sĩ nhạc rap nổi tiếng ở Nga là Husky bị bắt.

Trước đó, hàng loạt buổi biểu diễn của Husky đã bị chính quyền các địa phương ngăn chặn, hủy bỏ.

Sau khi tiếp tục bị hủy một buổi biểu diễn ở Krasnodar, thành phố miền nam nước Nga, Husky đã phản ứng lại với quyết định này bằng cách biểu diễn từ nóc xe hơi.

Ca sĩ Husky, tên thật là Dmitry Kuznetsov, sau đó bị bắt giữ trong 12 ngày.

Sự việc gây ra một làn sóng phản đối trong dư luận vài tháng trở lại đây, đặc biệt là giới trẻ.

Phát biểu trong cuộc họp với Hội đồng Văn hóa và Nghệ thuật tại St.Petersburg, Tổng thống Putin nói rằng đây là vấn đề cần được tiếp cận "hết sức thận trọng".

Ông Putin cho rằng nhạc rap cần phải được kiểm soát, nhưng không phải cấm

Nguồn hình ảnh, EPA

Chụp lại hình ảnh, Ông Putin cho rằng nhạc rap cần phải được kiểm soát, nhưng không phải cấm

"Cần phải tìm ra biện pháp để kiểm soát nhạc rap, thay vì không quản được là cấm", Tổng thống Nga nói và cho biết thêm chính quyền của ông sẽ thảo luận thêm với Bộ Văn hóa về vấn đề này.

Cũng theo nhà lãnh đạo Nga, nhạc rap ở nước này hiện bị cấm đoán là bởi 3 yếu tố tiêu cực liên quan tình dục, ma túy và sự phản kháng, trong đó ma túy là vấn đề đáng lo ngại nhất, là con đường dẫn tới sự suy thoái của quốc gia.

Ông Putin cũng nói rằng ông lo lắng về ngôn ngữ xấu trong rap, đến mức ông đã nói chuyện với một nhà ngôn ngữ học về điều này.

Chuyên gia ngôn ngữ giải thích rằng chửi thề là "một phần ngôn ngữ của chúng ta".

Đáp lại, Tổng thống Nga so sánh nó với cơ thể con người.

Ông nói đùa rằng "chúng ta sở hữu tất cả các bộ phận trên cơ thể, nhưng không phải lúc nào cũng phơi bày hết ra".

Chính phủ Nga từ lâu đã có mối quan hệ phức tạp với nghệ thuật âm nhạc.

Dưới thời Liên Xô, dòng nhạc pop và rock du nhập từ phương Tây không được chính quyền ủng hộ, một số nhạc sĩ rock người Nga thậm chí bị khủng bố về tinh thần.

Nhạc sĩ dòng nhạc cổ điển cũng từng nhiều lần "đụng độ" với chính quyền.

Nhà soạn nhạc Dmitri Shostakovich từng 2 lần bị tố cáodưới thời nhà lãnh đạo Joseph Stalin.