Chủ tịch Huawei cảnh báo sẽ thôi luôn 'đối tác toàn cầu'

Chủ tịch Huawei Lương Hoa

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh, Chủ tịch Huawei Lương Hoa

Chủ tịch tập đoàn Huawei vừa đưa ra cảnh báo công ty của ông có thể sẽ rút khỏi Mỹ và Anh nếu như còn tiếp tục phải đối mặt với những ngăn cản và ràng buộc.

Huawei hiện đang bị giám sát bởi rất nhiều chính phủ các nước phương Tây, do lo sợ sản phẩm của hãng có thể bị sử dụng cho mục đích gián điệp.

Phát biểu tại Diễn đàn kinh tế thế giới Davos, ông Lương Hoa nói rằng Huawei có thể sẽ chuyển giao công nghệ tới những quốc gia "nơi mà chúng tôi được chào đón hơn".

Ông cũng nhấn mạnh rằng Huawei luôn tuân theo các quy định tại những nơi mà hãng hoạt động.

Huawei chuyên sản xuất điện thoại thông minh nhưng cũng là công ty hàng đầu trên thế giới về mảng viễn thông, đặc biệt là mạng điện thoại di động 5G.

Nhưng mối quan tâm về bảo mật công nghệ đang ngày càng tăng lên, đặc biệt là ở Mỹ, Anh, Canada, Úc và Đức.

Lo ngại an ninh

Huawei đã bị cấm đấu thầu một số hợp đồng chính phủ tại Mỹ, nơi mà giới tình báo nghi rằng nhà sáng lập Huawei, Nhậm Chính Phi có mối quan hệ mật thiết với Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Tháng trước, BT xác nhận các thiết bị của Huawei đã bị loại bỏ khỏi hệ thống liên lạc được phát triển cho các dịch vụ khẩn cấp tại Anh.

Trong khi đó, Đức đang xem xét việc loại hãng này khỏi thế hệ mạng điện thoại di động tiếp theo.

Bà Mạnh Vãn Chu

Nguồn hình ảnh, Reuters

Chụp lại hình ảnh, Bà Mạnh Vãn Chu, GĐ tài chính của Huawei bị Canada bắt hồi cuối 2018 theo yêu cầu của Mỹ. Vụ việc đã gây ra căng thẳng quan hệ Canada-Trung Quốc. Trong hình: bà Mạnh ra tòa ở Vancouver hôm 07/12/2018 để xem có bị dẫn độ về Hoa Kỳ hay không

Huawei luôn khẳng định rằng đây là một công ty tư nhân, thuộc sở hữu của nhân viên và không có mối quan hệ nào với chính phủ Trung Quốc

Các giám đốc điều hành hàng đầu của công ty rất hiếm khi trả lời phỏng vấn, nhưng một số nhà báo đã được mời đặt câu hỏi cho ông Lương bên lề Diễn đàn Kinh tế Thế giới ở Davos

Ông Lương nói với họ rằng nếu như công ty tiếp tục phải đối mặt với những trở ngại lớn trong việc kinh doanh tại một vài quốc gia, thì "chúng tôi sẽ chuyển giao công nghệ sang các quốc gia nơi chúng tôi được chào đón và là nơi chúng tôi có thể hợp tác".

Khi mà vẫn chưa biết liệu Huawei có bị rời khỏi Anh quốc hay không, ông Lương nhấn mạnh việc này sẽ phụ thuộc vào người dùng tại Anh xem họ có muốn sử dụng công nghệ của công ty hay không.

Ông cũng cho biết thêm: "Anh quốc là thị trường ủng hộ sự cởi mở và thương mại tự do".

Ba Lan gần đây đã bắt hai người, một công dân Ba Lan, một người Trung Quốc là Vương Vệ Tinh, giám đốc đại diện cho một bộ phận của Huawei ở nước này.

Ông Vương trước đó từng làm việc trong Lãnh sự quán TQ ở Gdansk, Ba Lan.

Xung đột Canada-Trung Quốc

Huawei đã vượt mặt Apple, trở thành thiết bị cầm tay được buôn bán nhiều nhất trên thế giới

Nguồn hình ảnh, Reuters

Chụp lại hình ảnh, Huawei đã vượt mặt Apple, trở thành thiết bị cầm tay được buôn bán nhiều nhất trên thế giới

Hồi tháng 12/2018, Mạnh Vãn Chu, con gái nhà sáng lập Huawei, đã bị bắt ở Canada và đối mặt với việc dẫn độ về Hoa Kỳ vì những cáo buộc công ty đã vi phạm các lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Iran.

Canada tuần này nói họ sẽ cho dẫn độ bà Mạnh sang Mỹ.

Ông Lương Hoa nay kêu gọi có một sự "kết luận nhanh" đối với trường hợp của bà Mạnh để bà có thể lấy lại "tự do cá nhân".

Ông cũng nhắc lại tuyên bố của công ty rằng việc bắt giữ hai công dân Canada ở Trung Quốc, được nhiều người coi là sự trả thù cho việc bắt giữ bà Mạnh, "không liên quan gì đến Huawei".

Tin hôm 22/01 nói có hơn một trăm nhà ngoại giao, học giả và các nhà hoạt động đã viết một là thư ngỏ gửi tới Chủ tịch Tập Cận Bình để kêu gọi trả tự do cho hai người Canada đang bị bắt giữ tại Trung Quốc.

Michael Kovrig and Michael Spavor đã bị bắt vào cuối năm ngoái, trong bối cảnh căng thẳng ngoại giao giữa Ottawa và Bắc Kinh sau khi nhà điều hành Huawei, bà Mạch Vãn Chu bị bắt giữ tại Vancouver vào ngày 1/12.

Hai công dân Canada Michael Spavor (trái) and Michael Kovrig đang bị giam giữ tại Trung Quốc

Nguồn hình ảnh, AFP

Chụp lại hình ảnh, Hai công dân Canada Michael Spavor (trái) and Michael Kovrig đang bị giam giữ tại Trung Quốc

Chữ ký trong lá thư ngỏ bao gồm bốn cựu đại sứ Canada tại Trung Quốc và hai cựu đại sứ Mỹ bao gồm Gary Locke, người Mỹ gốc hoa đầu tiên giữ chức này, và một loại các nhà ngoại giao khác từ Bắc Mỹ và châu Âu.

Xem thêm: