Ông chủ Telegram nói tấn công mạng trong cuộc biểu tình HK liên quan tới Trung Quốc

Pavel Durov thành lập Telegram vào năm 2013

Nguồn hình ảnh, Manuel Blondeau - Corbis

Chụp lại hình ảnh,

Pavel Durov thành lập Telegram vào năm 2013

Người sáng lập Telegram Pavel Durov nói rằng đã có một cuộc tấn công mạng lớn vào dịch vụ nhắn tin của ông xuất phát từ Trung Quốc.

Vào thứ Tư, công ty đã xác nhận họ đã chịu một cuộc tấn công từ chối dịch vụ (DDos) "mạnh mẽ", làm gián đoạn các dịch vụ trong khoảng một giờ.

Trong một cuộc tấn công DDos, tin tặc làn nghẽn các máy chủ trong tầm ngắm bằng các yêu cầu rác.

Cuộc tấn công xảy ra khi những người dân ở Hồng Kông sử dụng Telegram để phối hợp các cuộc biểu tình phản đối dự luật cho phép dẫn độ sang Trung Quốc.

Trong một bài đăng trên Twitter, Telegram nói rằng sự gián đoạn đã ảnh hưởng đến người dùng ở Châu Mỹ và "các quốc gia khác".

Durov sau đó đã tweet các địa chỉ IP liên quan đến vụ tấn công và chủ yếu là đến từ Trung Quốc.

Bỏ qua Twitter tin, 1
Cho phép hiện nội dung từ Twitter?

Twitter. Chúng tôi cần sự đồng ý của quý vị trước khi bất kỳ nội dung nào được tải xuống, bởi việc này có thể đi kèm việc sử dụng cookies và các công nghệ khác. Quý vị có thể đọc chính sách cookie của Twitter trước khi đồng ý. Để xem nội dung này, hãy chọn 'chấp nhận và tiếp tục'.

Cuối Twitter tin, 1

Cơ quan quản lý không gian mạng của Trung Quốc, giám sát chính sách không gian mạng của nước này, vẫn chưa đưa ra bình luận nào.

Telegram cho phép mọi người gửi tin nhắn, tài liệu, video và hình ảnh được mã hóa miễn phí.

Người dùng có thể tạo các nhóm cho tối đa 200.000 người hoặc các kênh riêng để phát nội dung tới khán giả không giới hạn.

Telegram có hơn 200 triệu người dùng

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Telegram có hơn 200 triệu người dùng

Sự phổ biến của ứng dụng này ngày một tăng lên do công ty tập trung vào mã hóa, điều này cản trở nhiều phương pháp đọc lén thông tin được sử dụng rộng rãi.

Bình luận của ông Durov được đưa ra trong bối cảnh có thông tin một người đàn ông được xác định là quản trị một nhóm trên Telegram đã bị bắt ở Hồng Kông vì tội gây rối mất trật tự công cộng.

Cảnh sát và người biểu tình đã đụng độ trong thành phố hôm thứ Tư về dự luật cho phép nghi phạm bị dẫn độ về Trung Quốc đại lục.

Bảy mươi hai người đã bị thương, trong đó có hai người đàn ông đang trong tình trạng nguy kịch.

Chụp lại video,

Vì sao người biểu tình Hong Kong xuống đường?

Hong Kong là một phần của Trung Quốc theo nguyên tắc "một quốc gia, hai chế độ", điều này đảm bảo rằng họ giữ được sự độc lập về tư pháp, lập pháp và nền kinh tế riêng.

Tuy nhiên người Hong Kong lo lắng rằng nếu dự luật dẫn độ được thông qua, nó sẽ khiến cho Hong Kong chịu thêm nhiều sự kiểm soát của Trung Quốc.